Những Ảo Tưởng Việc Làm Của Sinh Viên Khi Ra Trường
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ sinh viên mới ra trường luôn ảo tưởng về bản thân và bằng cấp. Suy nghĩ sai lầm đó khiến họ coi thường những cơ hội việc làm trong tầm tay. Để chỉ ra những hậu quả của hành động đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những ảo tưởng của sinh viên khi ra trường.
Hầu hết sinh viên mới ra trường không đáp ứng yêu cầu của công việc mặc dù họ đã trải qua từ 3 - 6 năm đào tạo. Số liệu từ Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông cho biết, có đến khoảng 70% sinh viên ra trường cần được đào tạo thêm. Hơn 70% sinh viên mới đi làm thiếu kỹ năng thực hành, hơn 60% yếu kỹ năng làm việc nhóm.
Trong khi đó, sinh viên mới ra trường thường ảo tưởng về công việc lương cao, thu nhập hấp dẫn. Họ đã bỏ qua những yêu cầu về kỹ năng, không chuẩn bị tâm lý phải học thêm nhiều điều nếu muốn trụ lại. Chính vì vậy, không ít sinh viên mới ra trường rơi vào trạng thái sốc khi đi làm lần đầu.
2
Ảo tưởng thứ hai: Tự làm chủ bằng cách tạo startup
Startup (Khởi nghiệp) giống như một làn gió mới mẻ thổi vào nhiệt huyết và đam mê cho lớp trẻ. Vô tình, khởi nghiệp cũng tạo ra sự ảo tưởng cho họ, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Startup không xấu nhiều nhiều sinh viên vội vàng lao đầu vào khởi nghiệp theo xu hướng mà không hề toan tính. Họ thiếu kinh nghiệm, thiếu mối quan hệ, thiếu kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm,... Những điều đó khiến đa số sinh viên khởi nghiệp vấp ngã rất nhanh và buộc phải tạm dừng “doanh nghiệp” chỉ sau một thời gian ngắn.
Trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp số ra ngày 29/08/2022, một cựu sinh viên Ngoại thương đã chia sẻ những tâm sự của mình sau khi lao vào khởi nghiệp mà không chuẩn bị. Từ một cô gái làm công ăn lương, cô nghỉ việc và bắt đầu tự làm chủ bằng cách tạo startup. Cô bắt đầu làm quần quật cả ngày mà không có thời gian nghỉ cố định. Vốn ít, không có hệ thống, không có khách hàng, startup của cô nhanh chóng thất bại.
Đa số sinh viên đều bị thu hút bởi những câu chuyện khởi nghiệp thành công mà quên mất những người thất bại. Họ không biết rằng, trong 1 quý có khoảng 3.000 doanh nghiệp ở Việt Nam giải thể. Trong số những người khởi nghiệp, chỉ có 10% thành công, 30% thất bại và 60% sống dở chết dở. Vì thiếu thông tin để đánh giá nên họ dễ dàng bị ảo tưởng về khả năng thành công và năng lực của bản thân.
3
Ảo tưởng thứ ba: “Tấm bằng đỏ” phải làm ở doanh nghiệp có tiếng
Rất nhiều sinh viên coi tấm bằng loại giỏi hay xuất sắc là một “vũ khí” giúp họ trở thành nhân viên của doanh nghiệp có tiếng. Họ thường đưa ra những yêu cầu cao với công việc và điều kiện việc làm. Họ nghĩ rằng với “tấm bằng đỏ” họ sẽ được công ty, tập đoàn lớn chào đón và thành công hơn những người khác. Chính vì điều này, nhiều sinh viên đã bỏ lỡ những cơ hội việc làm có tiềm năng trong tương lai. Một số bạn rơi vào tình trạng “cao không tới, thấp không thông” khiến họ lạc lõng, chênh vênh sau khi ra trường.
4
Ảo tưởng thứ tư: Công việc nhẹ nhàng, không gò bó
Nhiều cử nhân mới ra trường có suy nghĩ tìm công việc nhẹ nhàng nhưng lương phải cao và ổn định. Đối với họ, công việc nhàn hạ, nhẹ nhàng là công việc không chiếm quá nhiều thời gian, sức lực. Hoặc công việc không đòi hỏi chuyên môn khi xử lý. Nhưng nó phải mang lại cho họ một khoản lương không hề nhỏ cuối tháng.
Đây là một suy nghĩ sai lầm. Mọi công việc đều được đánh giá và trả lương đúng với năng lực, công sức mà bạn bỏ ra. Bạn không có công việc nhẹ lương cao hay công việc không gò bó, thu nhập hấp dẫn. Vì vậy, những sinh viên mắc căn bệnh ảo tưởng này thường bỏ qua những cơ hội cho chính mình.
5
Ảo tưởng thứ năm: Học gì làm nấy
Ai cũng mong muốn làm đúng công việc liên quan đến những gì mình được đào tạo. Tuy nhiên, đôi khi bạn phải chấp nhận làm trái ngành để có cơ hội trải nghiệm và mở rộng mối quan hệ. Hiện nay, việc sinh viên ra trường làm trái ngành không hiếm gặp. Nếu bạn vẫn giữ suy nghĩ “học gì làm nấy” rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội công việc có triển vọng trong tương lai.
Bài học rút ra
Dù bạn ra trường làm đúng ngành hay trái ngành, bạn cũng cần rèn luyện những điều sau:
Nắm bắt công việc phù hợp với khả năng của mình khi có điều kiện, cơ hội;
Tích cực học hỏi, trau dồi kỹ năng cần thiết và học cách đối diện với áp lực;
Đi làm thêm khi còn là sinh viên để hiểu hơn giá trị của đồng tiền.
Tạo mối quan hệ và học hỏi với những người bạn đi làm sớm ngay từ khi sinh viên. Bạn có thể nhận được cơ hội công việc từ mối quan hệ của mình;
Bắt đầu làm việc từ công ty nhỏ và tập trung học hỏi kinh nghiệm;
Tìm một công việc cố định và đi làm thêm một công việc khác để tích lũy tài chính và kinh nghiệm.
Đây là chia sẻ của chúng tôi về chủ đề những ảo tưởng của sinh viên trước và sau khi mới ra trường. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có kinh nghiệm tìm việc và xác định đúng con đường sự nghiệp của mình. Hãy tôn trọng và tận dụng những cơ hội việc làm tiềm năng đến với bạn!