trung-tâm-gia-sư
trung-tâm-gia-sư-tphcm
`

slide trung tâm

dành cho phụ huynh - học sinhLiên hệ tìm gia sư

0973.412.721

dành cho giáo viên - sinh viênLiên hệ tìm lớp dạy

0373.580.580

HỖ TRỢ

  • Phụ Huynh - Học Sinh
  • 0973.412.721

    (028) 62.736.212
  • Giáo Viên - Sinh Viên
  • 0373.580.580

    0932.609.268

GIA SƯ TIÊU BIỂU

FACE BOOK

facebook-dat-viet

Số lượt truy cập

1 2 1 2 6 8

Tin Tức

Cách Dạy Trẻ Nhớ Lâu Và Hiểu Nhanh Trong Học Tập

Bạn lo trẻ không theo kịp lượng bài tập, mau quên kiến thức của chương trình mới. Hãy sử dụng những cách dạy trẻ nhớ lâu dưới đây để giúp con bạn ghi nhớ các bài học tốt hơn.


1

Dạy trẻ nắm chắc những tên gọi đầy đủ

Cách dạy trẻ nhớ lâu bằng cách đổi các chữ cái đầu tiên thành từ quen thuộc hoặc thành ngữ để dễ ghi nhớ. Ví dụ như để ghi nhớ các nguyên tố hóa học K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au được chuyển đổi thành câu nói sau: “Khi nào bạn cần mua áo giáo phải nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phục âu”.
 

cach_day_tre_nho_lau_1


2

Nhớ bằng cách lặp đi lặp lại

Một trong những cách dạy con nhớ lâu là thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc ghi nhớ bằng cách lặp đi lặp lại giúp rèn luyện não bộ cho trẻ rất tốt. Khi gặp các bài tập tương tự, trẻ sẽ thấy quen thuộc và nhanh chóng nhớ lại cách làm. Vì vậy, cha mẹ hãy đồng hành cùng con lặp lại cách giải và bài học cho đến khi các em ghi nhớ vào tiềm thức và bản năng.
 

cach_day_tre_nho_lau_2


3

Tạo ra sự gắn kết cảm xúc cho trẻ

Các sự kiện, hiện tượng và bài học liên quan đến cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tích cực, thường dễ nhớ hơn đối với trẻ em. Tất nhiên, không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể chia sẻ chính xác những cảm xúc liên quan đến bài học của trẻ. Những lúc như vậy, cha mẹ có thể chia sẻ kinh nghiệm về sự vật, hiện tượng mà trẻ đã từng thấy trong quá khứ.
 

cach_day_tre_nho_lau_3


4

Có khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Việc học tập trung trong một thời gian dài tiêu tốn nhiều năng lượng cơ thể và não bộ. Trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi. Nếu không được nghỉ ngơi, phần não trước chịu trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và lưu trữ thông tin sẽ trở nên quá tải, dẫn đến sự sắp xếp lộn xộn kiến thức.
 

Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ thời gian nghỉ giải lao từ 5 - 15 phút giữa các tiết học để tái tạo lại năng lượng trước khi chuyển sang chủ đề mới.
 

cach_day_tre_nho_lau_4


5

Tránh xa những tác động bên ngoài

Khi trẻ ngồi học, cha mẹ cần tạo không gian yên tĩnh để các em tập trung. Nhờ vậy, trẻ sẽ dễ nhớ bài hơn. Cha mẹ không nên cho các em nghe nhạc hoặc làm những việc cá nhân trong khi học. Tiếng ồn sẽ cản trở sự tập trung và ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của não bộ.
 

cach_day_tre_nho_lau_5


6

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất cần thiết, giúp trẻ củng cố lại những gì đã được học trong ngày hôm đó. Đây cũng là khoảng thời gian não bộ và cơ thể nghỉ ngơi sau những lúc học tập mệt mỏi.
 

Trong khoảng thời gian này, não bộ cũng xử lý và sắp xếp lại những dữ kiện tạm thời để lưu vào bộ nhớ. Hơn nữa, trong khi trẻ ngủ, ký ức sẽ được tổ chức và hệ thống lại, lược bỏ bớt những thông tin không cần thiết. Những kiến thức quan trọng sẽ được ôn tập lại và lưu giữ ngăn nắp vào trong não bộ. Điều này giúp trẻ dễ dàng nhớ lại khi cần sử dụng kiến thức của mình.


7

Lập kế hoạch ôn tập

Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ ôn tập ngay khi cảm thấy các em bắt đầu quên kiến thức đã học. Cha mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện trí não để ghi nhớ bài học tốt hơn bằng cách cùng con xây dựng lịch học phù hợp.

 

Ví dụ, lần ôn tập đầu tiên sẽ bắt đầu sau khi trẻ học bài mới vài phút. Những lần ôn tập nhắc lại tiếp theo sẽ diễn ra sau vài ngày hoặc vài tuần,...
 

cach_day_tre_nho_lau_
 

Một lời khuyên khác mà cha mẹ nên nhớ là tránh gây căng thẳng cho con. Việc quan trọng không phải là cố gắng tìm mọi cách dạy trẻ nhớ lâu mà hãy để các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. Nỗi sợ hãi sẽ làm cạn kiệt năng lượng của não bộ và khiến trẻ khó ghi nhớ thông tin mới.

GIA SƯ ĐẤT VIỆT TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN TRỰC ĐIỆN THOẠI

Xem chi tiết