Có Nên Cho Trẻ Học Trước Khi Vào Lớp 1? Cần Chuẩn Bị Gì?
Câu hỏi Có nên cho trẻ học trước khi vào lớp 1 hay không được đặt ra bởi rất nhiều bậc phụ huynh học sinh. Cũng bởi con còn quá nhỏ, chưa thích hợp cho việc chịu áp lực học tập. Thay vào đó là tuổi ăn, tuổi chơi, tìm hiểu mọi thứ xung quanh sẽ phù hợp hơn. Khi chưa có câu trả lời chính xác, hãy tham khảo ý kiến từ các thầy cô giáo viên, người chuyên dạy kèm tại Đất Việt.
Thực trạng cho trẻ học trước khi vào lớp 1 gia tăng, do tâm lý lo lắng của PH ở nhiều lý do:
Môi trường học tập mới, hoàn toàn khác so với thời còn đi học mấu giáo, nhà trẻ. PH sợ các bé sẽ bị bỡ ngỡ với lượng kiến thức vừa nhiều, vừa mới. Trong khi bé lại thích chơi hơn là chịu áp lực học tập.
PH lo lắng trẻ sẽ không theo kịp các bạn trong lớp. Từ đó gây tâm ly chán nản, nhụt chí không muốn tiếp tục việc học.
Lo lắng trẻ sẽ không được giáo viên quan tâm tận tình như hồi còn học mẫu giáo, bởi lúc này lớp học đông, kiến thức nhiều và sự vô tư ham chơi lười học của phần đông trẻ lớp 1.
Xu hướng học tập hiện nay đa phần là hướng dẫn để trẻ có thể tự tìm hiểu và giáo viên hỗ trợ thêm. Tuy nhiên, sự hiếu động của trẻ không nằm ở sách vở, nên bố mẹ cần kèm cặp thêm, nhưng bố mẹ bị thiếu thời gian.
Do ảnh hưởng của trào lưu. Phụ huynh bị tác động bởi những gia đình xung quanh, về thành tích và điểm số nên muốn cho con đi học trước chương trình lớp 1.
2
Ý kiến trái chiều cho trẻ học trước khi vào lớp 1
Trong quá trình cử gia sư tới nhà 1 kèm 1 cho các em học sinh lớp 1, trung tâm nhận được nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Các ý kiến này được chia thành hai luồng ý kiến trái chiều rõ rệt.
- Một bên cho rằng, học trước khi vào lớp 1 giúp các em không còn bị bỡ ngỡ, không bị tụt lại so với các bạn cùng lớp. Và đặc biệt là phù hợp theo xu hướng học trước thịnh hành hiện nay.
- Một bên lại cho rằng, học trước sẽ khiến các bé rơi vào tâm lý chủ quan, không còn hứng thú và chú tâm vào bài học trên lớp, bởi kiến thức đã biết trước rồi.
Thực tế với những đứa trẻ bị ép buộc đi học trước khi vào lớp 1 có kết quả năm lớp 1 tốt hơn rất nhiều so với những đứa trẻ không đi học trước. Khả năng nhận diện mặt chữ, đọc chữ trôi chảy và tốt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, do đã quen với tâm lý chủ quan, khi vào năm lớp 2, 3,… quá trình học thụ động diễn ra và lợi thế không còn nữa. Và kết quả của những năm học này đi theo xu hướng không tốt. Vậy làm thế nào để con phát triển đúng và không tạo cho trẻ thói quen mất tập trung khi học?
3
Học trước khi vào lớp 1 như thế nào để tốt cho con?
Ý kiến từ giáo viên tiểu học: “Trước khi vào lớp 1, các con đã đọc thông viết thạo, đó gọi là học trước. Còn việc giúp các con hiểu khái niệm, làm quen thì chỉ cần những câu chuyện, những hành động của bố mẹ ở nhà, chỉ vào chữ A và nói đây là chữ a, hoặc đây là chữ T…những hành động này đơn thuần chỉ là nói chuyện, trao đổi giúp trẻ làm quen với mặt chữ.”
Học trước để đọc thông viết thạo thì không nên, cho trẻ làm quen, nhận biết mặt chữ (29 chữ trong bảng chữ cái) thì nên. PH chỉ cần giúp con em mình làm quen mặt chữ, con số khi vào lớp 1, khi vào lớp các con sẽ nắm rất chắc, việc ghép chữ ở lớp 1 sẽ rất nhanh. Còn việc ghép vần hoặc dạy viết trước thì hoàn toàn không cần, mọi việc giáo viên sẽ lo hết.
4
Những chuẩn bị của bố mẹ khi con chuẩn bị vào lớp 1
Chương trình cải cách và phương pháp dạy học trên lớp đã thay đổi. Nếu trẻ chưa nhận diện đưuợc mặt chữ gồm 29 chữ, thì sẽ gặp khó khăn khi ghép chữ, chậm hơn so với những bạn cùng lớp đã được học trước. Vì vậy, để trẻ có tâm lý hào hứng và thành tích học tập tốt, cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng sau đây:
Làm quen với chữ cái
Cha mẹ nên hành động tương tự lời nói của giáo viên tiểu học chia sẻ nêu trên. Giới thiệu mặt chữ cho trẻ mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày, không nhất thiết phải bắt trẻ đọc thông viết thạo.
Giúp trẻ hình thành những thói quen tốt
Ngoài kiến thức học, trẻ cần chuẩn bị những kỹ năng để phục vụ bản thân và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Đây là vấn đề rất quan trọng, cần được hình hành ngay tại gia đình. Bố mẹ giúp trẻ tự thay quần áo, sắp xếp sách vở, khám phá xung quanh, học cách trải nghiệm các bài học, gia tăng sự tự tin… Đây là những điều thiết thực trẻ cần phải được chuẩn bị.
Trường hợp bố mẹ không có đủ thời gian để hỗ trợ con trong việc làm quen với kiến thức lớp 1, thì bố mẹ có thể nhờ sự hỗ trợ từ gia sư. Với nghiệp vụ sư phạm tốt, tính yêu trẻ, đội ngũ gia sư có phương pháp giúp trẻ học tập tốt hơn trong trạng thái vui vẻ, thích thú, không gây nhàm chán.
Chi tiết có tại: