trung-tâm-gia-sư
trung-tâm-gia-sư-tphcm
`

slide trung tâm

dành cho phụ huynh - học sinhLiên hệ tìm gia sư

0989.075.923

dành cho giáo viên - sinh viênLiên hệ tìm lớp dạy

0373.580.580

HỖ TRỢ

  • Phụ Huynh - Học Sinh
  • 0989.075.923

    0932.365.335
  • Giáo Viên - Sinh Viên
  • 0373.580.580

    0932.609.268

GIA SƯ TIÊU BIỂU

Số lượt truy cập

1 2 1 2 6 8

Tin Tức

Cách Viết Cv Cho Sinh Viên Năm Nhất Đạt Hiệu Quả Cao

Viết một bản CV khi chưa có kinh nghiệm đối với sinh viên năm nhất là một công việc khá khó khăn. Làm thế nào để viết CV chuẩn và giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng? Trong bài viết dưới đây, Gia sư Đất Việt xin chia sẻ cách viết CV cho sinh viên năm nhất hiệu quả.


1

Hướng dẫn cách viết CV cho sinh viên năm nhất

Bạn theo dõi các bước sau

Xem xét và liệt kê các kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đang có

Khi bạn bắt đầu tạo CV của mình, bạn có thể gặp khó khăn trong việc liệt kê trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng có liên quan. Nhưng trước tiên, bạn nên dành thời gian suy ngẫm về những gì bạn đã đạt được. Sau đó, kết hợp các thông tin này để tạo danh sách những điều bạn muốn đưa vào CV của mình.
 

cv_cho_sinh_vien_nam_nhat_1

Khớp thông tin với từng mục có trong CV của bạn

Khi bạn đã có danh sách các thông tin cần thiết, hãy bắt đầu sắp xếp từng nội dung vào một danh mục cụ thể. Bạn cần lọc tất các thông tin có liên quan đến lĩnh vực hoặc vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Dưới đây là bố cục thường được sử dụng cho một sơ yếu lý lịch.

  • Trình độ học vấn;

  • Kinh nghiệm làm việc;

  • Hoạt động/ Thành tựu;

  • Giấy chứng nhận/ Chứng chỉ;

  • Kỹ năng.

Hãy sử dụng dấu gạch đầu dòng

Đừng bao giờ viết thành đoạn văn trong mục kinh nghiệm làm việc của bản thân. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng dấu gạch đầu dòng để làm nổi bật công việc và thành tích của mình. Hãy đọc kỹ phần mô tả công việc và chọn từ khóa xuất hiện thường xuyên nhất. Từ đó, bạn có cơ sở để làm nổi bật kỹ năng của bản thân phù hợp với công việc đang ứng tuyển.

  • Đừng sử dụng câu bị động, hãy sử dụng câu chủ động;

  • Tránh sử dụng ngôi thứ nhất;

  • Sử dụng công thức sau khi mô tả kinh nghiệm làm việc của bạn: Động từ + chi tiết công việc + thành tích/ tác động/ kết quả.

Chọn định dạng sơ yếu lý lịch

Một bản CV có thể mô tả tính cách và năng lực của bạn đối với người tuyển dụng, vì vậy, hãy chú ý các vấn đề sau:

  • Đảm bảo yếu tố nhất quán khi viết CV;

  • Cố gắng viết CV trong một trang;

  • Sử dụng phông chữ dễ đọc;

  • Lưu tệp ở định dạng PDF.


2

Gợi ý bố cục CV cho sinh viên năm nhất

Bạn theo dõi các gợi ý sau:

Thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân nên chứa các gạch đầu dòng liên quan đến bạn. Phần này cần chứa các thông tin chi tiết như: Họ tên, số điện thoại, địa chỉ email…
 

cv_cho_sinh_vien_nam_nhat_2

Mục tiêu nghề nghiệp hoặc giới thiệu bản thân

Nghiên cứu cho thấy rằng các nhà tuyển dụng chỉ mấy từ 5 đến 7 giây để đọc một CV. Vậy làm thế nào để bạn gây ấn tượng với họ? Câu trả lời nằm ở phần giới thiệu và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Trong phần này, bạn có thể mô tả ngắn gọn các kỹ năng và thành tích của mình.
 

Ví dụ:
 

Sinh viên năm nhất chuyên ngành Quản trị kinh doanh với 10 tháng kinh nghiệm tại Phòng Nhân sự của Câu lạc bộ ABC.
 

Nhìn vào ví dụ trên, bạn có thể thấy phần này không chỉ mô tả sơ qua về trình độ học vấn mà còn cung cấp ngắn gọn những kinh nghiệm liên quan đến công việc. Ngoài ra, nếu bạn ghi thêm các thành tựu đã đạt được, nhà tuyển dụng sẽ muốn biết nhiều hơn về bạn.
 

cv_cho_sinh_vien_nam_nhat_3

Trình độ học vấn

Là sinh viên năm nhất, trình độ học vấn của bạn là một phần quan trọng trong sơ yếu lý lịch. Để phản ánh điều này, bạn cần lựa chọn thông tin cẩn thận và chi tiết. Trong phần này, bạn có thể nhập các thông tin sau:

  • Tên trường học;

  • Chuyên ngành mà bạn theo học;

  • Năm hoàn thành;

  • Điểm tích lũy trung bình;

Ngoài ra, bạn có thể thêm tên môn học từ các trường học hoặc khóa học trực tuyến có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Điều này cho thấy rằng bạn quan tâm và có kiến thức cơ bản về vị trí đó.

Kỹ năng

Trong phần kỹ năng này, bạn nên liệt kê các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của mình để thể hiện rằng bạn là một ứng viên sáng giá. Là sinh viên năm nhất, bạn có thể liệt kê các kỹ năng mềm như:

  • Kỹ năng quản lý thời gian;

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, bạn có thể liệt kê một số kỹ năng cứng như:

  • Kỹ năng tin học văn phòng;

  • Kỹ năng Photoshop, AI,...;

  • Kỹ năng ngoại ngữ.

Kinh nghiệm làm việc

Theo báo cáo của NACE Outlook Study (2019), kinh nghiệm làm việc là một trong 5 yếu tố quyết định ứng viên được nhận việc hay không. Mặc dù là sinh viên năm nhất, bạn có thể liệt kê các công việc đã từng làm có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển như: Công việc part-time, công việc remote,...
 

Khi liệt kê, bạn nên sắp xếp công việc theo trình tự từ hiện tại đến quá khứ. Bạn cũng nên viết tên tổ chức mà bạn đã cộng tác và dòng thời gian. Để làm CV của mình hấp dẫn hơn, bạn nên thêm ngày tháng và thành tích bên cạnh công việc của mình.
 

cv_cho_sinh_vien_nam_nhat_4

Hoạt động ngoại khóa (không bắt buộc khi viết CV)

Là sinh viên năm nhất, bạn nên tham gia càng nhiều hoạt động ngoại khóa càng tốt. Bạn không chỉ hòa nhập nhanh hơn với cuộc sống sinh viên mà còn tích lũy được những kinh nghiệm và kỹ năng quý báu. Trong phần này, bạn có thể liệt kê tên và chức danh nhóm của mình, cũng như những thành tích của bạn trong quá trình tham gia. Bạn cũng có thể thêm sở thích của riêng mình nếu sơ yếu lý lịch của bạn có vẻ quá ngắn. Tuy nhiên, bạn cũng lựa chọn những thông tin liên quan đến công ty hoặc công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nếu có thể, hãy dành thời gian để tìm hiểu về văn hóa và các giá trị của công ty bạn và điều chỉnh phần này sao cho phù hợp nhất với bạn.
 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn cách viết CV cho sinh viên năm nhất ấn tượng. Gia sư Đất Việt mong rằng các thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Hãy truy cập website của Trung tâm Gia sư Đất Việt để tìm kiếm công việc làm thêm uy tín và đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích khác nhé!

GIA SƯ ĐẤT VIỆT TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN

Xem chi tiết