Ngày nay, sinh viên có cơ hội tiếp cận công việc nhiều hơn qua CV thay vì bản lý lịch viết tay như trước đây. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm hiểu và viết CV xin việc đơn giản cho sinh viên hấp dẫn và gửi đến công ty bạn muốn ứng tuyển. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV đơn giản cho sinh viên, cùng tham khảo ngay!
Những lý do sinh viên cần biết cách viết CV xin việc đơn giản
Với sự phát triển của xã hội ngày nay, các công việc làm thêm rất phổ biến. Nếu bạn đang là sinh viên và muốn tìm một công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm thì việc viết cv xin việc đơn giản là điều cần thiết. Năm 1, năm 2 là giai đoạn sinh viên chưa học chuyên sâu về ngành, thời gian học tập trên lớp không nhiều nên đa số các bạn thường tự chuẩn bị cv xin việc để gửi cho nhà tuyển dụng. Vậy, một cv đơn giản cho sinh viên bao gồm những gì?
Thông thường, sinh viên sẽ viết cv xin việc part time như: Nhân viên nhà hàng, nhân viên bán hàng siêu thị, gia sư trung tâm,... Do công việc có tính chất đơn giản nên nhà tuyển dụng không yêu cầu quá cao kinh nghiệm của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, bạn cũng nên tập trung vào các mục cơ bản như: vị trí ứng tuyển, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ đào tạo, kinh nghiệm làm việc, hoạt động tiêu biểu, kỹ năng công việc, điểm yếu và điểm mạnh.
2
Cách viết Cv xin việc đơn giản cho sinh viên
Hiện nay, hầu hết các vị trí tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên nộp CV. Dưới đây, Gia sư Đất Việt sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc đơn giản cho sinh viên. Bạn có thể áp dụng để viết cv xin việc part time hoặc CV xin việc cho sinh viên mới ra trường.
Thông tin cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp
Thông tin cá nhân là phần đầu tiên và đơn giản nhất của CV xin việc. Tất cả những gì bạn phải làm là cung cấp thông tin trung thực về bản thân. Một số thông tin cơ bản được liệt kê trong phần này bao gồm: Họ và tên, số điện thoại, địa chỉ, email,.. Dựa vào những thông tin này, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với bạn nếu hồ sơ của bạn đáp ứng yêu cầu của vị trí ứng tuyển.
Đối với các bạn sinh viên, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV không cần quá xa vời và quá lớn như Giám đốc kinh doanh, Trưởng phòng,.. Trong phần này, bạn chỉ cần nói sơ qua về những gì bạn muốn tìm hiểu, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho công việc lâu dài sau này. Ví dụ:
"Mục tiêu nghề nghiệp:
Mục tiêu ngắn hạn: Mong muốn trở thành nhân viên xuất sắc của công ty.
Mục tiêu dài hạn: Qua quá trình cống hiến đạt được vị trí trưởng phòng kinh doanh sau 3 năm.”
Trình độ học vấn
Phần trình độ học vấn rất quan trọng trong CV xin việc của sinh viên. Bạn cần cung cấp các thông tin về trường học, chuyên ngành,... Nếu bạn tham gia khóa học, hãy cho nhà tuyển dụng biết tên khóa học của bạn, các dự án nghiên cứu khoa học mà bạn đã tham gia. Tuy nhiên, các dự án hoặc khóa học này phải liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển.
Kinh nghiệm việc làm
Nếu nghĩ rằng sinh viên mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm việc làm thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Nhiều sinh viên đã có kinh nghiệm trong các chuyên ngành khác nhau. Bạn nên liệt kê các công việc trước đây của mình theo thứ tự thời gian (từ hiện tại đến quá khứ). Ngoài vị trí công việc, bạn nên trình bày rõ nhiệm vụ và thành tích đã đạt được trong công việc của mình. Các công việc được lựa chọn cần có sự liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn có thể nêu các hoạt động cộng đồng, hoạt động tình nguyện để nhà tuyển dụng có thêm tư liệu đánh giá các kỹ năng như: kỹ năng tổ chức, giao tiếp, lập kế hoạch,...
Giấy chứng nhận, chứng chỉ, giải thưởng
Các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ, giải thưởng trong sơ yếu lý lịch của bạn làm tăng đáng kể cơ hội nhận được sự tin tưởng từ người tuyển dụng. Ví dụ: Chứng chỉ tiếng Trung (HSK), chứng chỉ TOEIC,...
Kỹ năng công việc
Đừng liệt kê quá nhiều kỹ năng mà bạn không thành thạo hoặc không biết. Bạn nên liệt kê những kỹ năng phù hợp với công việc đang ứng tuyển.
Sở thích cá nhân
Sở thích cá nhân trong sơ yếu lý lịch giúp nhà tuyển dụng xác định rõ hơn phẩm chất, tính cách và sự phù hợp của bạn với môi trường làm việc.
Ví dụ: Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí công việc cộng tác viên content thì sở thích đọc và viết blog là điều bạn nên đưa vào mục này. Điều này giúp bạn có lợi thế hơn so với các ứng viên khác.
CV rất quan trọng trong quá trình tìm việc của mỗi người. Bạn nên đầu tư kỹ lưỡng và trau chuốt hồ sơ của mình để gia tăng cơ hội có được công việc tốt nhất. Hy vọng bài viết chia sẻ về CV xin việc đơn giản cho sinh viên đã giúp bạn có thêm thông tin để tạo cho mình một mẫu sơ yếu lý lịch hấp dẫn.