Kinh nghiệm làm gia sư – Việc nên làm, Điều cần tránh
Bạn đang có ý định nhận lớp dạy kèm, hoặc đang là gia sư nhưng học sinh khó tiếp thu bài và bạn cảm thấy phương pháp dạy học của mình có vấn đề. Bạn cảm thấy lo lắng, sợ rằng việc giảng dạy không đạt yêu cầu với học sinh, không làm hài lòng phụ huynh? Vậy bên bạn cần được góp ý hoặc tham khảo những kinh nghiệm làm gia sư để có thể tự tin, hoàn thành công việc tốt hơn? Cùng Đất Việt tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!
Với những bạn gia sư, nếu hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, thì dưới đây là những công việc bạn nên làm trước khi quyết định nhận lớp dạy kèm tại nhà:
Gia sư dạy kèm học sinh tiểu học
Chọn đối tượng giảng dạy phù hợp
Các em học sinh tiểu học, đặc biệt nhất là học sinh lớp một vẫn chưa có tính tự giác cao. Thay vào đó, các em mải chơi, ít nghe lời và không quan tâm tới kết quả của học tập. Đòi hỏi người gia sư tiểu học cần có tính kiên nhẫn và bình tĩnh cao, không được nóng nẩy và đặc biệt phải yêu trẻ con. Nếu bạn không có đủ những tiêu chí vừa nêu, thì không nên nhận dạy kèm đối tượng này.
Nếu bạn có kiên nhẫn nhưng chưa cao, đồng thời giỏi các môn tự nhiên như toán, lý, hóa, sinh,…. Thì nên chọn dạy kèm cho các em cấp 2, cấp 3. Nếu khả năng ngoại ngữ tốt, bạn có thể vừa dạy kèm môn tự nhiên, vừa dạy kèm ngoại ngữ theo năng khiếu của mình. Nếu bạn đủ năng lực dạy kèm nhiều môn học cùng lúc, lương nhận được sẽ rất hậu hĩnh đấy!
Hoặc nếu bạn đủ tự tin vào kiến thức, phương pháp dạy học của mình, bạn có thể nhận dạy những lớp đang cần luyện thi tốt nghiệp, luyện thi đại học hoặc những lớp cấp tốc. Đây là những lớp có mức lương cao, học viên là người có đủ nhận thức khi đã đặt rõ mục tiêu cần học kèm.
Chuân bị trước bàng giảng luôn mang lại hiệu quả
Soạn bài giảng ở nhà trước khi đi dạy kèm
Đi dạy kèm có cần giáo án không? Có, bạn nên có thì sẽ tốt hơn, bởi với việc chuẩn bị trước ở nhà giúp bạn không bị lúng túng trong lúc giảng bài. Đây là việc làm quan trọng, nhất là ở những buổi dạy đầu tiên, khoảng thời gian mà học sinh và phụ huynh đánh giá năng lực của gia sư.
Để chuẩn bị giáo án, bạn nên kiểm tra năng lực của các em tại một vài buổi học đầu tiên. Từ đó, bạn soạn thảo ra lộ trình và những kiến thức cần truyền đạt cho các em ở những buổi học tiếp theo.
Bài tập rèn luyện, bạn có thể tham khảo sách giáo khoa, sách nâng cao, các bài tuyển chọn có trên mạng internet. Chọn lọc ra các bài có độ khó phù hợp cho các em. Sau này, khi các em đã nắm chắc kiến thức thì có thể nâng dần độ khó lên một cách từ từ.
Ngoài ra, những bài kiểm tra một tiết, kiểm tra 15 phút cũng đã có rất nhiều trên mạng. Bạn chỉ cần bỏ một chút công sức là có thể tìm được những bài kiểm tra phù hợp.
Một lưu ý nhỏ: Bạn đừng nên suy nghĩ, khi đã là sinh viên giỏi, việc truyền đạt những kiến thức phổ thông là đơn giản. Có thể chúng không khó với bạn, nhưng chưa chắc đã là dễ tiếp thu với người khác, đặc biệt là với những em học sinh cần gia sư dạy kèm. Kinh nghiệm làm gia sư của những sinh viên, giáo viên đi trước cho biết, chuẩn bị bài giảng phù hợp luôn mang lại hiệu quả nhanh và tốt hơn.
Tác phong gia sư thân thiện dễ mến
Tác phong khi làm gia sư dạy kèm
Tại buổi học đầu tiên, bạn nên:
Đến nơi dạy đúng giờ như đã hẹn với phụ huynh học sinh.
Có thể tới sớm hơn 10 tới 15 phút để tìm nhà, trò chuyện với gia đình học sinh.
Không nên đễn trễ làm mất ấn tượng tốt trong mắt phụ huynh.
Ăn mặc lịch sự, gọn gàng, ưa nhìn theo đúng tác phong của nghề giáo.
Hạn chế ăn mặc phản cảm. Hở hang với gia sư nữ, lếch thếch với gia sư nam.
Nói chuyện với phụ huynh cần tự tin, rõ ràng, không rụt rè.
Phương pháp dạy phù hợp với từng em học sinh
Chọn phương pháp dạy học phù hợp
Khả năng tập trung và tiếp thu bài học của mỗi học sinh là khác nhau. Vì vậy phương pháp giảng dạy cần phù hợp cho từng học sinh. Không nên sử dụng một giáo án chung chung cho tất cả học sinh.
Những em khá, tiếp thu tốt và nhanh hiểu thì bạn chỉ cần hướng dẫn hoặc gợi ý phương pháp, sau đó rèn luyện các em thông qua việc làm bài tập. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra lại thật kỹ bởi những học sinh dạng này thường nhanh và ẩu, dẫn tới dễ sai.
Những em lười suy nghĩ, chậm tiếp thu, kinh nghiệm làm gia sư khi dạy những học sinh này là kiên nhẫn, giảng giải nhiều lần, lấy nhiều ví dụ khác nhau. Chắc hẳn sẽ vất vả nhưng cũng đừng nên trách mắng, sẽ làm các em không thích và mất hứng thú học hành. Khi đó, phụ huynh cũng sẽ đánh giá bạn là người thiếu nhiệt tình, không tận tâm.
Những em não chậm bẩm sinh, yêu cầu gia sư phải thật sự kiên nhẫn và bình tĩnh, bởi các em thường học trước quên sau. Bạn chỉ cần dạy lại những kiến thức các em đã được học trên trường, hướng dẫn chi tiết cách giải bài tập và để các em tự làm các bài tương tự. Thường xuyên ôn tập lại những bài quan trọng để các em tự nhớ theo phương pháp mưa dần thấm lâu.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng:
Bán sát chương trình các em học trên trường.
Dạy học súc tích, không giảng lý thuyết lan man.
Học đi đôi với hành, nên thực hành thường xuyên.
Cách một khoảng thời gian ngắn, nên ôn lại kiến thức cũ.
Tạo tính tự lập cho các em.
2
Gia sư dạy kèm nên cẩn trọng
Chọn sự an toàn cho bản thân, đặc biệt là các gia sư nữ. Trong quá trình tìm và nhận lớp, nên:
Tìm những lớp dạy kèm ở gần chỗ ở, chỗ trọ.
Nâng cao đề phòng với những phụ huynh quan tâm tới gia sư quá mức.
Linh động thời gian dạy học, nhưng tránh giờ về quá khuya.
Nhờ người thân chở tới lớp học ở buổi dạy đầu tiên.
Thực sự thẩn trọng với những lớp ở xa, nhận lớp dạy học không qua trung tâm.
Một trong số kinh nghiệm làm gia sư chia sẻ, nên nhận lớp dạy thêm tại những trung tâm gia sư uy tín. Tại đây hầu như sẽ không có các rủi ro mang tính nguy hiểm cho bản thân. Dù có nhiều gia đình phụ huynh khó tính, học sinh bướng bỉnh, học lực yếu… Nếu bạn tự tin với kiến thức và bản lĩnh của mình, có phương pháp dạy học hợp lý, giúp học sinh tiến bộ, bạn sẽ thành công và được coi trọng.
Tránh thực hiện các công việc sau khi đi làm gia sư:
Hỏi ngược phụ huynh hoặc học sinh: Cháu phải dạy cho bé như thế nào? hoặc Dạy từ đầu hay dạy tiếp chương trình?...
Không làm việc riêng trong lúc dạy (như sử dụng điện thoại lướt web, nhắn tin, gọi điện..)
Không đi trễ và về sớm
Không thường xuyên nghỉ dạy, đổi lịch dạy
…
Là sinh viên nhưng giả làm giáo viên
Những lớp được phụ huynh yêu cầu gia sư là giáo viên thường là lớp khó, tuy lương cao nhưng đòi hỏi người dạy phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy tốt. Đôi khi cũng cần gia sư phải cứng rắn, hiểu rõ và biết cách trị các chiêu trò quậy phá của học sinh hư, không nghe lời, không chịu học hành.
Nếu sinh viên giả làm giáo viên nhiều kinh nghiệm, rồi nhận lớp này chỉ vì lương cao và nghĩ mình có thể làm được. Tới khi lớp dạy gặp sự cố, phụ huynh từ chối nhận gia sư thì người chịu thiệt chính là bạn chứ không ai khác.
Lời kết: Hiện nay có rất nhiều gia sư tự do, trung tâm gia sư hoạt động. Phụ huynh, họ có nhiều sự lựa chọn khi cần tới người dạy kèm tại nhà. Tuy vậy, điều mà họ quan tâm nhiều chính là kinh nghiệm dạy, phương pháp dạy và độ hiệu quả của khóa học. Vì vậy, đừng quá quan trọng việc bạn đã dạy được bao năm, dạy được bao nhiêu học sinh. Kinh nghiệm làm gia sư ở đây chính là cách bạn làm việc, cách bạn truyền đạt kiến thức, cách nắm bắt tâm lý học sinh, thậm chí là cách để bạn trò chuyện với học sinh và phụ huynh.