Cơ Hội Việc Làm Ngành Giáo Dục Tiểu Học Dành Cho HSSV
Ngành Giáo dục Tiểu học hiện nay đã trở nên rất quen thuộc. Tuy nhiên, khi học xong ngành này, bạn không chỉ có thể làm giáo viên. Vậy, học ngành giáo dục Tiểu học bạn có thể làm những nghề gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
Sinh viên theo học ngành Giáo dục Tiểu học có cơ hội việc làm liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu và quản lý. Một số công việc nổi bật có thể kể đến như:
Giáo viên tại trường Tiểu học ở các địa phương;
Nghiên cứu viên tại các trung tâm và viện nghiên cứu liên quan đến phát triển giáo dục;
Cán bộ Quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục các cấp;
Chuyên viên tại tổ chức phi chính phủ về giáo dục;
Mặc dù công việc của ngành Giáo dục Tiểu học không quá đang dạng nhưng số lượng tuyển dụng lớn. Công việc của ngành được coi là ổn định, không bấp bênh. Chính vì vậy, sư phạm Tiểu học luôn thu hút sự chú ý của phụ huynh và học sinh chuẩn bị thi Đại học, Cao đẳng.
Mức lương của ngành sư phạm Tiểu học khá đa dạng. Đối với giáo viên biên chế tại các trường công lập, mức lương sẽ được hưởng theo quy định của Nhà nước. Đối với giáo viên dạy tại các trường dân lập, tư thục, quốc tế thì mức lương dao động từ 5 - 15 triệu/tháng.
Nói chung, lương của giáo viên Tiểu học phụ thuộc vào nơi bạn làm việc, trình độ, năng lực chuyên môn và vị trí bạn đảm nhận.
2
Chương trình đào tạo ngành sư phạm Tiểu học
Chương trình đào tạo ngành sư phạm Tiểu học gồm 02 khối kiến thức chính: Khối kiến thức đại cương và khối kiến thức chuyên ngành.
Khối kiến thức đại cương là phần kiến thức bắt buộc chung. Phần kiến thức này cung cấp tư duy logic, hiểu biết về kinh tế, lý luận, chính trị, tư tưởng và đường lối của Đảng. Các môn học bao gồm: Pháp luật của Nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Triết học Mác - Lênin,...
Khối kiến thức chuyên ngành gồm các môn học cung cấp các kỹ năng cần thiết cho sinh viên khi đứng trên bục giảng. Lượng kiến thức ở khối học này cũng giúp sinh viên có nền tảng vững vàng và có thể học nâng cao sau này.
3
Khối thi và điểm chuẩn của ngành Sư phạm Tiểu học
Ước tính mỗi năm, có hàng trăm sĩ tử đăng ký nguyện vọng ngành này ở các trường Đại học. Điều đó cho thấy đây là một ngành thu hút rất lớn sự quan tâm của học sinh. Chính vì vậy, việc nắm bắt thông tin liên quan đến khối thi và điểm chuẩn với sĩ tử là điều cần thiết. Thông qua do, bạn xác định được những môn học phù hợp với bản thân và đưa ra quyết định sáng suốt.
Khối thi, mã ngành và tổ hợp môn thi
Mã ngành: 7140202
Khối thi: A00, A01, D01, D02, D03, trong đó tổ hợp môn thi là:
A00: Toán, Lý, Hóa
A01: Toán, Lý, Anh
D01: Toán, Văn, Anh
D02: Toán, Văn, Nga
D03: Toán, Văn, Pháp
Điểm chuẩn của ngành sư phạm Tiểu học
Mức điểm chuẩn của ngành thay đổi theo từng năm học, phụ thuộc vào chất lượng thí sinh của từng khối thi. Tuy nhiên, trước năm 2021, nhìn chung mức điểm chuẩn sẽ dao động từ 18 - 25 điểm. Đây là điểm xét tuyển dựa vào điểm của kỳ thi THPT Quốc gia.
Các trường đào tạo chuyên ngành giáo dục Tiểu học
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
Trường ĐH Sư phạm Huế
Trường ĐH Sư phạm TPHCM
Trường ĐH Hồng Đức
…
Chất lượng đào tạo của mỗi trường có sự khác biệt. Do đó, bạn cần lựa chọn phù hợp với năng lực của bản thân, điều kiện học tập của mình.
4
Sinh viên ngành giáo dục Tiểu học cần có những tố chất gì?
Đối với ngành sư phạm Tiểu học, đối tượng giáo dục khá đặc biệt. Do đó, để trở thành giáo viên Tiểu học tương lai, bạn cần có những tố chất sau đây:
Trước hết, bạn cần yêu trẻ em. Công việc giảng dạy của giáo viên Tiểu học đòi hỏi sự tiếp xúc và làm việc trực tiếp với trẻ. Vì vậy, người dạy phải có tình yêu với trẻ thì mới có thể làm tốt và gắn bó lâu dài với công việc này.
Thứ hai, bạn cần phải có sự tâm huyết với nghề và yêu nghề. Ở độ tuổi Tiểu học, trẻ vẫn chưa nhận thức hết về nề nếp và quy định của lớp học. Bằng sự tâm huyết và yêu nghề, bạn mới thể kiên nhẫn và vượt qua khó khăn, áp lực, gắn bó lâu dài với ngành này.
Thứ ba, bạn cần có sự chăm chỉ, kiên nhẫn và chịu được áp lực trong công việc. ĐIều này thể hiện qua những công việc sau:
Soạn bài, giáo án phù hợp với học sinh;
Tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức, hiểu bài và ghi nhớ lâu hơn;
Kiên nhẫn với học sinh và công việc của mình
Thứ tư, bạn cần có tinh thần trách nhiệm, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh. Giáo viên Tiểu học là người trực tiếp giảng dạy và truyền dạy kiến thức. Mỗi người thầy là một tấm gương để học sinh noi theo. Vì vậy, những đức tính này là điều cần thiết để bạn giúp các em hình thành nhận thức, biết phân biệt tốt, xấu, điều nên làm và không nên làm.
Cuối cùng là ý thức tự rèn luyện bản thân và nâng cao trình độ chuyên môn. Làm trong ngành giáo dục, bạn phải luôn thay đổi và vươn lên để không bị tụt hậu lại phía sau.
Khi còn là sinh viên đang theo học trên ghế nhà trường, nếu đủ tự tin vào kỹ năng sư phạm của mình, bạn có thể thử sức và tôi luyện bản thân ở công việc gia sư.
Mong rằng những thông tin về ngành Giáo dục Tiểu học trên đây đã thỏa mãn được những thắc mắc, băn khoăn của bạn. Hy vọng bạn sẽ có thêm hiểu biết cần thiết về ngành học này và có sự định hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.