trung-tâm-gia-sư
trung-tâm-gia-sư-tphcm
`

slide trung tâm

dành cho phụ huynh - học sinhLiên hệ tìm gia sư

0974.022.523

dành cho giáo viên - sinh viênLiên hệ tìm lớp dạy

0373.580.580

HỖ TRỢ

  • Phụ Huynh - Học Sinh
  • 0974.022.523

    0901.755.866
  • Giáo Viên - Sinh Viên
  • 0373.580.580

    0932.609.268

GIA SƯ TIÊU BIỂU

Số lượt truy cập

1 2 1 2 6 8

Tin Tức

Tài Liệu Giáo Án Gia Sư Lớp 9 Tổng Hợp Đầy Đủ 2023

Năm học lớp 9, lượng kiến thức đã bắt đầu khó và nhiều hơn. Có thể chúng vẫn còn đơn giản với bạn khi bạn nhận lớp gia sư, nhưng chưa chắc đã là dễ với các em học sinh. Do đó, bạn nên soạn tài liệu giáo án gia sư lớp 9 một cách khoa học và đầy đủ, nhằm mang lại hiệu quả cao trong buổi dạy kèm tại nhà cho các em.

Trường hợp lần đầu nhận lớp và còn yếu kỹ năng soạn tài liệu giáo án gia sư lớp 9, bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây. Trung tâm gia sư Đất Việt đã tổng hợp lại những tài liệu hay được giáo viên giỏi, các bạn sinh viên ưu tú sử dụng trong quá trình dạy kèm.


1

Tài liệu Giáo án gia sư lớp 9 trọn bộ

Trọn bộ tài liệu được tổng hợp và chia sẻ qua các liên kết trong bảng. Quý thầy cô, các bạn gia sư vui lòng truy cập từng liên kết để tải tài liệu:

Trọn bộ tài liệu giáo án gia sư lớp 9
Môn Ngữ Văn lớp 9: drive.google.com/ngu-van-lop-9
Môn Toán lớp 9: drive.google.com/toan-lop-9
Môn Vật Lý lớp 9: drive.google.com/vatly-lop-9
Môn Hóa học lớp 9: drive.google.com/hoahoc-lop-9
Tài liệu tiếng anh tổng hợp: drive.google.com/tienganh-lop-9
SGK lớp 9: drive.google.com/sgk-lop-9
File tổng hợp: drive.google.com/tong-hop-tai-lieu-lop-9

2

08 Tiêu chí của một giáo án hiệu quả

Khi bạn muốn tự mình biên soạn ra bộ tài liệu giáo án phù hợp với phong cách dạy học của mình, bạn có thể tham khảo những tiêu chí sau để bộ giáo án đạt chuẩn khoa học và mang lại hiệu quả tốt nhất.

tai_lieu_giao_an_gia_su_lop_9

1. Mục tiêu bài học

Cần xác định rõ mục tiêu của bài học có phù hợp với năng lực của các em học sinh. Nhằm mục đích xác định trước lộ trình, đảm bảo được rằng học sinh lớp 9 sẽ hiểu được những gì bạn đang cố gắng truyền đạt trong buổi học đó. Làm được điều này đồng nghĩa với việc bạn đã làm chủ được kiến thức và định hướng đường đi cho các em học sinh.

2. Khởi động

Trước khi bắt đầu, bạn cần những giai đoạn sao cho khai thác được lượng kiến thức mà học sinh đã có. Từ đó sắp đặt cụ thể phù hợp với từng mục tiêu dạy học đã đưa ra.  Trong phần khởi động này, bạn vạch ra những gì bạn sẽ gợi ý cho học sinh của mình những nội dung chính của tiết học.

3. Thuyết giảng

Trong giáo án, đây sẽ là phần mà bạn phác họa một cách rõ nét bạn sẽ trình bày nội dung gì cho học sinh của bạn. Các cách thức dạy học mà bạn đưa ra có thể là đọc sách, vẽ sơ đồ, lấy ví dụ thực tế hoặc sử dụng một dụng cụ. Điều quan trọng là phải xem xét để áp dụng đa dạng các phong cách học tập trong lớp, và xác định phương pháp dạy học nào sẽ  cộng hưởng được tốt nhất. Sự sáng tạo đó sẽ mang lại thành công cho bài giảng, thu hút học sinh tham gia và giúp chúng hiểu được nội dung của bài học.

4. Thực hành có hướng dẫn

Theo như tên gọi, đây là phần bạn hướng dẫn và giám sát học sinh luyện tập những gì chúng đã học được. Dưới sự giám sát của bạn, học sinh có cơ hội luyện tập và ứng dụng các kỹ năng bạn đã dạy học sinh ở phần thuyết giảng. Hoạt động luyện tập có hướng dẫn có thể được tiến hành cá nhân hoặc theo nhóm.

5. Kết thúc bài học

Trong phần này, bạn sẽ phác thảo xem bài học sẽ kết thúc như thế nào để nội dung bài học có ý nghĩa hơn với học sinh của bạn. Hoạt động kết thúc là cách bạn sẽ khép lại bài học và giúp học sinh tổ chức lại thông tin thành ngữ cảnh có ý nghĩa với học sinh.

6. Thực hành độc lập

Thông qua bài tập về nhà hoặc các bài tập độc lập khác, học sinh của bạn sẽ chứng tỏ rằng chúng hấp thụ được mục tiêu học tập của bài học này đến đâu. Qua hoạt động này, học sinh có cơ hội được củng cố các kỹ năng và tổng hợp kiến thức mới bằng cách tự hoàn thành một nhiệm vụ được giao mà không cần giáo viên bên cạnh.

7. Tài liệu và đồ dùng cần thiết

Ở phần này, bạn sẽ quyết định các nguồn tài liệu cần thiết cho tiết học để tối đa hóa việc học tập của học sinh đạt được mục tiêu bài học đã đặt ra. Phần này không được trình bày cho học sinh trực tiếp, mà đúng hơn là cho giáo viên như là một bản checklist trước khi bắt đầu bài học.

8. Đánh giá và theo dõi học tập

Bài học không kết thúc sau khi học sinh của bạn hoàn thành phiếu bài tập. Đánh giá là một trong những phần quan trọng nhất. Đây là lúc bạn đánh giá kết quả cuối cùng của bài học và mức độ đạt được mục tiêu bài học.

Khi PHHS cần tìm gia sư dạy lớp 9 hoặc gia sư cần tìm lớp mới, vui lòng tham khảo các chuyên mục sau:

 
GIA SƯ ĐẤT VIỆT TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN

Xem chi tiết