trung-tâm-gia-sư
trung-tâm-gia-sư-tphcm
`

slide trung tâm

dành cho phụ huynh - học sinhLiên hệ tìm gia sư

0974.022.523

dành cho giáo viên - sinh viênLiên hệ tìm lớp dạy

0373.580.580

HỖ TRỢ

  • Phụ Huynh - Học Sinh
  • 0974.022.523

    0901.755.866
  • Giáo Viên - Sinh Viên
  • 0373.580.580

    0932.609.268

GIA SƯ TIÊU BIỂU

Số lượt truy cập

1 2 1 2 6 8

Tin Tức

Thi JLPT Là Gì? Toàn Bộ Về Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực Tiếng Nhật JLPT

JLPT là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Japanese Language Proficiency Test”. Tạm dịch là kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật. Mục đích của kỳ thi dùng để giúp cho những người nước ngoài có nhu cầu đến Nhật học tập, làm việc thuận lợi hơn khi thông quan.

JLPT được tổ chức từ năm 1984 bởi Japan Foundation, một tổ chức thuộc bộ ngoại giao của nước Nhật. Hiện nay, JLPT đã trở thành kỳ thi tiếng Nhật lớn nhất trên thế giới, với khoảng 610.000 kỳ thi tại 62 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới vào năm 2011. Bất kỳ ai là người nước ngoài, sử dụng tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Nhật đều có thể tham dự kỳ thi JLPT.


1

Cấp Độ Của Kỳ Thi JLPT

Kỳ thi bao gồm 5 cấp bậc bao gồm N5, N4, N3, N2, N1 theo thứ tự từ dễ tới khó. Nghĩa là thi N5 là dễ nhất và N1 là khó nhất. Cụ thể như sau:

Cấp bậc N5

Dành cho những đối tượng hiểu biết về tiếng Nhật ở mức căn bản nhất. Đọc và nghe được những đoạn hội thoại cơ bản hàng ngày đơn giản. 
Tuy nhiên, trước đây, chúng được biết chỉ chia thành 4 cấp độ với những tên gọi như: 1-Kyuu, 2-Kyuu, 3-Kyuu, 4-Kyuu. Nếu bạn đã từng lấy bằng tại các cuộc thi ở cấp độ cũ thì có thể so sánh năng lực theo thông tin dưới đây:

  • Cấp độ N1 sẽ giống với cấp độ 1-Kyuu về điểm đỗ nhưng trình độ cần được nâng cao hơn một chút.

  • Cấp độ N2 sẽ hầu như là giống hoàn toàn với cấp độ cũ 2-Kyuu.

  • N3 lại là tổng hợp kiến thức cấp độ trung gian giữa 2-Kyuu, 3-Kyuu cũ.

  • N4 thì hầu như cũng giống như cấp độ 3-Kyuu cũ.

  • Cuối cùng, cấp độ tiếng Nhật N5 hoàn toàn giống với cấp độ 4-Kyuu cũ. 

Dựa theo đó, bạn có thể thấy rằng, nếu bạn sở hữu những chứng chỉ của cấp độ Kyuu cũ. Thì, bạn hoàn toàn có thể tự tin dự thi kỳ thi JLPT với những cấp độ mới tương ứng.

Cấp bậc N4

Với cấp độ này, yêu cầu người thi hiểu tiếng Nhật căn bản là được. Cụ thể, bạn có thể đọc hiểu văn chương hay dùng hàng ngày viết bằng những từ vựng và chữ Kanji cơ bản. Đồng thời, kỹ năng nghe ở mức độ hiểu nội dung hội thoại trong tình huống hàng ngày nếu nói chậm.

Cấp bậc N3

Mức cấp N3 không đòi hỏi người thi phải quá am hiểu sâu sắc tiếng Nhật. Chủ yếu, bạn có thể hiểu ở mức nhất định trong các tình huống hàng ngày. Đọc hiểu được văn chương, diễn đạt nội dung cụ thể và nắm bắt khái quát các đoạn hội thoại có chủ đề trong nói chuyện tự nhiên hàng ngày.

N3 là cấp độ cầu nối giữa N1 / N2 và N4 / N5.

Cấp bậc N2

Với cấp độ này, bạn sẽ hiểu rõ ràng tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày. Kỹ năng đọc tốt với những đoạn văn có chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung như các bài báo, bài tạp chí, bài giải nghĩa, bình luận đơn giản,... Kỹ năng nghe cũng không kém cấp độ N1 khi có thể nghe được các tình huống thường ngày và các bài nói tự nhiên trong các tình huống đa dạng.

Cấp bậc N1

Là cấp độ khó nhất, người đạt được cấp độ này sẽ có thể hiểu tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng. Theo đó, trình tiếng Nhật của bạn có thể đọc được bình luận báo chí, đọc văn viết phức tạp về mặt lý luận, độ trừu tượng cao. Thậm chí, bạn cũng hiểu được những cấu trúc cũng như nội dung bài văn như người Nhật thực thụ. Đương nhiên, kỹ năng nghe của người ở cấp độ N1 cũng cực kỳ điêu luyện với nội dung và tình huống phong phú.


2

Thời Gian Thi và Tổng Điểm Đậu

 

CẤP ĐỘ

TỪ VỰNG

ĐỌC HIỂU & NGỮ PHÁP

NGHE

N1

110 phút

60 phút

N2

105 phút

50 phút

N3

30 phút

70 phút

40 phút

N4

30 phút

60 phút

35 phút

N5

25 phút

50 phút

30 phút

CẤP ĐỘ

TỪ VỰNG

ĐỌC HIỂU &

NGỮ PHÁP

NGHE

TỔNG ĐIỂM ĐẬU

ĐIỂM TỐI ĐA

N1

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

100 điểm trở lên

180

N2

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

90 điểm trở lên

180

N3

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

95 điểm trở lên

180

N4

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

90 điểm trở lên

180

N5

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

Tổng điểm: 60

Điểm liệt: 19

80 điểm trở lên

180

 

Chú ý: thang điểm thực tế từng mục trong bài thi sẽ khác nhau tùy theo mức độ khó của phần đó. Thang điểm này tổ chức JLPT không công bố nên việc tính điểm đậu chỉ mang tính tương đối.


3

Cấu Trúc Đề Thi

 

Cấu trúc N5

CẤU TRÚC MỤC SỐ CÂU NỘI DUNG
Phần 1
Từ vựng
(35 câu)
Mục 1 12 Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.
Mục 2 8 Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào.
Mục 3 10 Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.
Mục 4 5 Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.
Phần 2
Ngữ pháp – đọc hiểu
(32 câu)
Mục 1 16 Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.
Mục 2 5 Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.
Mục 3 5 Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.
Mục 4 3 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 80 chữ Hán tự đơn giản về các ngữ cảnh, các vấn đề có liên quan đến học tập, cuộc sống hay công việc.
Mục 5 2 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 250 chữ Hán tự đơn giản về đề tài có liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
Mục 6 1 Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản tin, bản hướng dẫn… có khoảng 250 chữ Hán tự cơ bản.
Phần 3
Thi nghe
(24 câu)
Mục 1 7 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. )
Mục 2 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)

Cấu trúc N4

CẤU TRÚC MỤC Số câu NỘI DUNG
Phần 1
Từ vựng
(35 câu)
1 9 Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.
2 6 Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào.
3 10 Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.
4 5 Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.
5 5 Biết được từ đó sử dụng như thế nào trong các câu được đưa ra.
Phần 2
Ngữ pháp – đọc hiểu
(35 câu)
1 15 Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.
2 5 Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.
3 5 Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.
4 4 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 100 ~ 200 chữ Hán tự đơn giản về các ngữ cảnh, các vấn đề có liên quan đến học tập, cuộc sống hay công việc.
5 4 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 450 chữ Hán tự đơn giản về  đề tài có liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
6 2 Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản tin, bản hướng dẫn… có khoảng 400 chữ Hán tự cơ bản.
PHẦN 3
NGHE
(28 câu)
1 8 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. )
2 7 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)
3 5 Vừa nhìn hình vừa nghe giải thích tình huống để chọn lựa câu thoại thích hợp.
4 8 Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.

Cấu trúc N3

CẤU TRÚC MỤC Số câu NỘI DUNG
Phần 1
Từ Vựng
(35 câu)
1 8 Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.
2 6 Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào, phù hợp với ý nghĩa của câu.
 3 11 Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.
4 5 Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.
5 5 Biết được từ đó sử dụng như thế nào trong các câu được đưa ra.
Phần 2
Ngữ pháp – đọc hiểu
(39 câu)
1 13 Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.
2 5 Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.
3 5 Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.
4 4 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 150 ~ 200 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích, chỉ thị.. với nội dụng có liên quan đến công việc và cuộc sống.
5 6 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 350 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích hoặc tự luận… Biết được các từ khóa, các mối quan hệ nhân quả…
6 4 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 550 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích, thư từ hoặc tự luận… Biết cách khái quát, nắm được hướng triển khai của các lí luận.
7 2 Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản quảng cáo, tờ rơi… có khoảng 600 chữ Hán tự cơ bản.
Phần 3
Nghe
(28 câu)
1 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. )
2 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)
3 3 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại.(Từ đoạn hội thoại có thể hiểu được chủ trương, ý đồ của người nói)
4 4 Vừa nhìn hình vừa nghe giải thích tình huống để chọn lựa câu thoại thích hợp.
5 9 Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.
 

Cấu trúc N2

Cấu trúc Mục Số câu Mục tiêu
Phần 1
Từ vựng
Ngữ pháp
Đọc hiểu
(75 câu )
1 5 Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.
2 5 Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào.
3 5 Biết các từ ghép, các từ phát sinh.
4 7 Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.
5 5 Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.
6 5 Biết được từ đó sử dụng như thế nào trong các câu được đưa ra.
7 12 Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.
8 5 Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.
9 5 Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.
10 5 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 200 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích, chỉ thị..với nội dung có liên quan đến công việc và cuộc sống.
11 9 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 500 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích hoặc tự luận, bình phẩm… Nắm được khái quát cách suy nghĩ của tác giả, hiểu lí do, các mối quan hệ nhân quả…
12 2 Đọc nội dung của một số văn bản (khoảng 600 chữ Hán tự). Biết cách vừa tổng hợp vừa so sánh đối chiếu.
13 3 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 900 chữ Hán tự, thể loại văn lí luận, bình phẩm mang tính so sánh.. Nắm bắt được ý kiến, chủ trương cần truyền đạt trong tổng thể đoạn văn.
14 2 Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản quảng cáo, tờ rơi, thông tin trong tạp chí, thương mại… có khoảng 700 chữ Hán tự cơ bản.
Nghe hiểu
(32 câu )
1 5 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. )
2 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)
3 5 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại.(Từ đoạn hội thoại có thể hiểu được chủ trương, ý đồ của người nói)
4 12 Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.
5 4 Nghe một đoạn hội thoại dài, vừa hiểu nội dung vừa tổng hợp, so sánh các thông tin.
 

Cấu trúc N1

CẤU TRÚC MỤC SỐ CÂU NỘI DUNG
Phần 1
Từ vựng
Ngữ pháp
Đọc hiểu
(71 câu )
1 6 Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.
2 7 Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.
3 6 Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.
4 6 Biết được từ đó sử dụng như thế nào trong các câu được đưa ra.
5 10 Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.
6 5 Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.
7 5 Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.
8 4 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 200 chữ Hán tự,  thể loại văn giải thích, chỉ thị.. với nội dung có liên quan đến công việc và cuộc sống.
9 9 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 500 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích hoặc tự luận, bình phẩm… Hiểu được các lí do, các mối quan hệ nhân quả…
10 4 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 1000 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích hoặc tự luận… Biết cách khái quát, nắm được cách suy nghĩ của tác giả…
11 3 Đọc nội dung của một số văn bản (khoảng 600 chữ Hán tự). Biết cách vừa tổng hợp vừa so sánh đối chiếu.
12 4 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 1000 chữ Hán tự, thể loại văn mang tính lí luận, tính trừu tượng chẳng hạn như bình phẩm, xã luận…  Nắm bắt  được ý kiến, chủ trương cần truyền đạt trong tổng thể đoạn văn.
13 2 Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản quảng cáo, tờ rơi, thông tin trong tạp chí, thương mại… có khoảng 700 chữ Hán tự cơ bản.
Phần 2 :
Nghe hiểu
( 27 câu )
1 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. )
2 7 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)
3 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại.(Từ đoạn hội thoại có thể hiểu được chủ trương, ý đồ của người nói)
4 14 Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.
5 4 Nghe một đoạn hội thoại dài, vừa hiểu nội dung vừa tổng hợp, so sánh các thông tin.

4

Cách Tính Điểm Từng Phần Thi

Cấp độ thi JLPT N1:

  • Điểm tổng: Trên 100 điểm (Tối đa: 180 điểm)

  • Điểm kiến thức ngôn ngữ (Kanji, Từ vựng, Ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

  • Điểm Đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

  • Điểm Nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

Cấp độ thi JLPT N2:

  • Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180 điểm)

  • Điểm kiến thức Ngôn Ngữ (Kanji, Từ vựng, Ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

  • Điểm Đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

  • Điểm Nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

Cấp độ thi JLPT N3:

  • Điểm tổng: Trên 95 điểm (Tối đa: 180 điểm)

  • Điểm kiến thức Ngôn Ngữ (Kanji, Từ vựng, Ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

  • Điểm Đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

  • Điểm Nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Cấp độ thi JLPT N4:

  • Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180 điểm)

  • Điểm kiến thức Ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120 điểm)

  • Điểm Nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

Cấp độ thi JLPT N5:

  • Điểm tổng: Trên 80 điểm (Tối đa: 180 điểm)

  • Điểm kiến thức Ngôn Ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120 điểm)

  • Điểm Nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

Trong đó:

  • Điểm số cho mỗi câu ta không thể biết rõ (ví dụ không biết là 1 điểm hay 2 điểm)

  • Điểm thi sẽ được chuẩn hóa

 
JLPT_la_gi

5

Cách Đăng Ký Thi JLPT Tại Việt Nam

 
  • Cấp độ tổ chức thi: N1, N2, N3, N4, N5

  • Thời gian vào phòng thi: 8h – 8h30.

  • Hồ sơ gồm 2 ảnh 3×4 và hồ sơ mua tại nơi tổ chức thi

  • Lệ phí mua hồ sơ: 30.000 VNĐ/bộ

  • Lệ phí thi:

    • N1, N2, N3: 550.000 VNĐ

    • N4, N5: 500.000 VNĐ

  • Hạn nộp hồ sơ: Tùy theo từng khu vực thi mà có sự chênh lệch một vài ngày, tuy nhiên sẽ sớm hơn hạn nộp tại Nhật Bản khoảng 1 tháng


6

Địa điểm đăng kí thi JLPT

 
  • Khu vực Hà Nội:

    • N1, N2: phòng 305 nhà C, Trường Đại Học Hà Nội (Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội)

    • N3, N4, N5: Phòng 304 nhà B2, Trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Quốc Gia HN (Số 1, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội)

  • Khu vực Hồ Chí Minh:

    • Trung tâm Ngoại ngữ – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM.

    • 12 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Tp.HCM, ĐT: (08) 38.222.550

  • Khu vực Đà Nẵng:

    • Văn phòng Khoa Nhật – Hàn – Thái, tầng 3 khu nhà hiệu bộ.

    • Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng.

    • 131 Lương Nhữ Hộc, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

  • Khu vực Huế:

    • Văn phòng Khoa NN&VH Nhật Bản, Phòng B1.4

    • Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế

    • 57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, Tp. Huế

    • Số ĐT liên hệ : 0234-3830723


7

Địa điểm tổ chức thi JLPT

 
  • Tại Hà Nội: Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội – Đại học Hà Nội

  • Tại Đà Nẵng: Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

  •  Tại Tp. Hồ Chí Minh: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh


8

Thời hạn của chứng chỉ JLPT

Đa số các chứng chỉ này có thời hạn khoảng 2 năm, tuy nhiên với một số trình độ cao cấp như N2, N1 vẫn có giá trị sử dụng vĩnh viễn khi các bạn chỉ thi 1 lần. Tùy thuộc vào công ty, doanh nghiệp hoặc nơi bạn làm việc họ có yêu cầu cần phải gia hạn năng lực tiếng Nhật của các bạn hay không.

Để lấy được chứng chỉ qua kỳ thi JLPT được dễ dàng hơn, bạn nên tới trung tâm luyện thi hoặc thuê gia sư tiếng Nhật về dạy kèm tại nhà.

GIA SƯ ĐẤT VIỆT TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN

Xem chi tiết