trung-tâm-gia-sư
trung-tâm-gia-sư-tphcm
`

slide trung tâm

dành cho phụ huynh - học sinhLiên hệ tìm gia sư

0989.075.923

dành cho giáo viên - sinh viênLiên hệ tìm lớp dạy

0373.580.580

HỖ TRỢ

  • Phụ Huynh - Học Sinh
  • 0989.075.923

    0932.365.335
  • Giáo Viên - Sinh Viên
  • 0373.580.580

    0932.609.268

GIA SƯ TIÊU BIỂU

FACE BOOK

facebook-dat-viet

Số lượt truy cập

1 2 1 2 6 8

Tin Tức

Cách Dạy Trẻ Mất Tập Trung Giảm Chú Ý Mang Lại Hiệu Quả Tốt

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý cần được áp dụng đúng, linh hoạt nhằm giúp trẻ phát triển ổn định nhất. Cha mẹ hãy tham khảo một số cách cơ bản trong bài viết sau để điều chỉnh hành vi và tâm lý của con một cách hiệu quả nhất.


1

Cách nhận biết trẻ mất tập trung giảm chú ý

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển được đặc trưng bởi các hành vi hiếu động quá mức đi kèm giảm khả năng chú ý, không chú ý và dễ bị phân tâm bởi các tác động bên ngoài.
 

Rối loạn tăng động giảm chú ý thường phát triển ở trẻ từ 3 đến 11 tuổi và số lượng ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này ở trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách học tập, cuộc sống và các mối quan hệ với những người xung quanh.
 

cach_day_tre_mat_tap_trung_giam_chu_y_1
 

Các triệu chứng của ADHD thường giống nhau ở trẻ em trong mọi lứa tuổi. Trước khi tìm hiểu cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý, cha mẹ nên nắm rõ một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh để có cách điều trị hiệu quả.

Dấu hiệu của trẻ bị mất tập trung:

  • Trẻ dễ bị phân tâm khi đang chơi hoặc ngồi trong lớp học;

  • Trẻ thường không chú ý đến các chi tiết nhỏ dẫn đến các em bất cẩn và phạm sai lầm trong học tập hoặc các hoạt động khác;

  • Tr không chú ý, không lắng nghe, không làm theo sự chỉ dẫn của cha mẹ, thầy cô dẫn đến kết quả học tập kém;

  • Trẻ không chú ý khi đang làm một việc gì đó và đặc biệt không thích làm những việc đòi hỏi sự tập trung.

  • Trẻ hay quên hoặc làm mất đồ dùng học tập.

Dấu hiệu của trẻ bị tăng động:

  • Trẻ hành động bốc đồng, khó kiểm soát cảm xúc, giật tóc, la hét và thường xuyên tức giận;

  • Chân tay trẻ thường ngọ nguậy, trẻ ngồi không yên;

  • Trẻ thường trằn trọc, ít ngủ.

  • Trẻ nói quá nhiều, bao gồm cả việc làm gián đoạn cuộc trò chuyện trong khi chơi trò chơi.

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường có các triệu chứng trên. Cha mẹ nên theo dõi cẩn thận các dấu hiệu của con mình và đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý sớm để đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Đồng thời, chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra lời khuyên về cách chăm sóc trẻ về mặt hành vi, tâm lý, dinh dưỡng. Từ đó có thể đưa ra cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả.


2

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân do di truyền hoặc trong quá trình mang thai người mẹ bị bệnh;

  • Trẻ bị tổn thương não sau khi sinh hoặc các bệnh lý sau sinh;

  • Điều kiện môi trường sống không ổn định: Ồn ào, hỗn loạn,...;

  • Ô nhiễm môi trường;

  • Trẻ nghiện trò chơi điện tử, Internet hoặc xem tivi quá nhiều;


3

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

Bạn tham khảo những phương pháp sau:

Thiết lập một kế hoạch khoa học cho trẻ bằng thời gian biểu

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học gia đình cho thấy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ít có khả năng gặp các vấn đề về hành vi khi các em được hoạt động theo một lịch trình khoa học. Trên thực tế, việc có thời gian biểu rõ ràng giúp trẻ yên tâm thực hiện, không bị lo lắng, gấp gáp khi làm các công việc thường ngày. Từ đó khắc phục được tình trạng hoang mang, hỗn loạn, không có tổ chức và kỷ luật ở trẻ.

Chia nhỏ các công việc của trẻ

Trẻ bị ADHD thường mất tập trung và dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài nên thường quên mất mình đang làm gì. Vì vậy, cha mẹ nên tạo không gian yên tĩnh để con tập trung học, tránh ồn ào để hạn chế việc con bị phân tâm.
 

Trẻ bị tăng động khó tập trung trong thời gian dài, thường chán nản và bỏ cuộc sớm. Vì vậy, cha mẹ nên chia nhiệm vụ lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ. Khi đó trẻ sẽ hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng và hứng thú hơn.
 

cach_day_tre_mat_tap_trung_giam_chu_y_2

Quy định khoảng thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ nhỏ

Những đứa trẻ bị tăng động thường do dự, trì hoãn và làm tiến độ mọi việc chậm lại. Vì vậy, cha mẹ nên lập thời gian biểu tối ưu cho từng nhiệm vụ của con mình. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu con làm một bài toán trong 20 phút hoặc viết một đoạn văn trong thời gian 30 phút.
 

Ngoài ra, để giúp trẻ tập trung hơn, cha mẹ có thể sử dụng đồng hồ cài đặt thời gian báo thức để giới hạn giờ làm việc cho trẻ. Hãy sắp xếp thời gian nghỉ giải lao 10 - 15 phút sau giờ học hoặc hoàn thành công việc để con bạn thoải mái hơn.

Không làm thay trẻ, hãy hướng dẫn con!

Nếu cha mẹ muốn con làm điều gì thì nên giải thích hoặc yêu cầu và hướng dẫn trẻ thật cụ thể, dễ hiểu. Ví dụ, thay vì nói “hôm nay con phải làm hết bài tập này” thì cha mẹ nên nói “hôm nay con có một bài toán cần làm xong.”

Thường xuyên khen ngợi và khuyến khích trẻ

Cha mẹ nên khen ngợi những nỗ lực của con mình khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như học tập hoặc cải thiện bản thân. Ngay cả khi điểm số của con không tốt, cha mẹ nên khích lệ con nếu trẻ đã cố gắng và chăm chỉ.
 

Tuy nhiên, cha mẹ nên dành lời khen đúng lúc, đúng chỗ. Bên cạnh việc khen ngợi con, cha mẹ cần khuyến khích con làm điều đúng và làm tốt những điều con đã thực hiện được.

Giải thích những hành vi tiêu cực của cha mẹ để trẻ hiểu

Đánh mắng hoặc sử dụng đòn roi không phải là cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả mà có thể phản tác dụng. Trẻ có thể xuất hiện hành vi thù địch, chống đối. Cha mẹ cần phải giải thích, nói chuyện với con nhẹ nhàng. Khi đó, trẻ sẽ hiểu rõ lỗi lầm của minh, tự sửa sai và không lặp lại trong lần sau.
 

Đồng thời, cha mẹ nên áp dụng những hình phạt hợp lý mỗi khi trẻ mắc lỗi. Ví dụ, nếu con bạn nghịch ngợm, quậy phá hoặc nổi loạn, bạn có thể trừng phạt con bằng cách không cho trẻ xem các chương trình TV yêu thích.

Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa, giáo dục thể chất

Cha mẹ nên khuyến khích con tham gia các môn thể thao như đá bóng, đá cầu, bơi lội,... Bởi những môn thể thao này không chỉ nâng cao sức khỏe cho trẻ mà còn góp phần đào thải năng lượng dư thừa thông qua việc vận động. Từ đó giảm bớt những biểu hiện hiếu động và nghịch ngợm.

Dạy con bằng câu chuyện và trò chơi

Dạy con thông qua trò chơi và tình huống thực tế là phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý được nhiều chuyên gia tin tưởng và khuyến khích sử dụng. Thông qua các hoạt động này, trẻ rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tính kiên nhẫn và tư duy logic. Vì vậy, cha mẹ nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đọc sách, kể chuyện và chơi các trò chơi như logo, cờ vua,... cùng con.

Dạy trẻ tập trung vào một việc

Không ai, kể cả người lớn, có thể cùng lúc làm tốt nhiều việc. Vì vậy, cha mẹ chỉ nên yêu cầu trẻ ADHD làm một việc tại một thời điểm. Cha mẹ nên khuyến khích con hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ trước khi chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Phối hợp với nhà trường để giáo dục trẻ

Sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường rất quan trọng trong quá trình nuôi dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý. Cha mẹ nên trao đổi với giáo viên và ban giám hiệu nhà trường về hoàn cảnh của con mình để tìm các hỗ trợ, giúp con học tập tốt nhất. Phụ huynh có thể yêu cầu giáo viên cho con ngồi ở khu vực yên tĩnh, cách xa cửa sổ và cửa ra vào để con không bị phân tâm trong giờ học. Giáo viên cũng có thể tạo điều kiện để trẻ di chuyển trong làm và hoàn thành một số nhiệm vụ như: thu bài của bạn, lau bảng,... nhằm giảm bớt năng lượng dư thừa của con.
 

Trên đây là các cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý cơ bản nhất. Hy vọng qua bài viết này cha mẹ có thể biết được cách chăm sóc con, giúp con phát triển tốt nhất.

GIA SƯ ĐẤT VIỆT TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN TRỰC ĐIỆN THOẠI

Xem chi tiết