trung-tâm-gia-sư
trung-tâm-gia-sư-tphcm
`

slide trung tâm

dành cho phụ huynh - học sinhLiên hệ tìm gia sư

0989.075.923

dành cho giáo viên - sinh viênLiên hệ tìm lớp dạy

0373.580.580

HỖ TRỢ

  • Phụ Huynh - Học Sinh
  • 0989.075.923

    0932.365.335
  • Giáo Viên - Sinh Viên
  • 0373.580.580

    0932.609.268

GIA SƯ TIÊU BIỂU

Số lượt truy cập

1 2 1 2 6 8

Tin Tức

Trong quá trình nhận lớp, gia sư thường mắc phải một số lỗi phổ biến, làm phụ huynh hủy lớp, hay lớp dạy không được lâu dài (được 1 hay 2 tháng là phụ huynh cho nghỉ).

 

Trung tâm đã tổng hợp các lỗi phổ biến xuất phát từ gia sư, bài viết hơi dài nhưng đây là kinh nghiệm gần 15 năm của trung tâm Đất Việt, vì vậy gia sư phải đọc kỹ để không bị phụ huynh hủy lớp. Nếu bạn không đọc và mắc phải các lỗi ở bài viết thì trung tâm không chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra xuất phát từ gia sư.

 
1

Lỗi liên hệ phụ huynh

việc liên hệ phụ huynh bằng điện thoại cũng rất quan trọng, nhiều gia sư vì thiếu kinh nghiệm mà đã bị gãy lớp đáng tiếc trong lúc gọi điện cho phụ huynh

1.1 Gia sư gọi phụ huynh trễ, để hôm sau hoặc vài ngày sau mới gọi làm gãy lớp

Khi trung tâm giao lớp thì gia sư phải tranh thủ gọi phụ huynh liền, theo lịch trung tâm đã hẹn, gọi phụ huynh chưa được thì có thể để lại tin nhắn qua SMS. Bởi vì phụ huynh chờ lâu không thấy gia sư gọi thì hủy gia sư hoặc cho con đi học nơi khác

1.2 Dời lịch hẹn tới nhà gặp phụ huynh để trao đổi và dạy

Phụ huynh khi đặt lớp thì muốn gia sư tới nhà dạy ngay, nhưng nhiều bạn khi gọi hẹn phụ huynh thì báo 3 đến 4 ngày nữa mới tới gặp phụ huynh được (có gia sư báo đi du lịch về mới gặp ph được, có bạn báo về quê chơi rồi mới lên gặp ph....), trường hợp này phụ huynh sẽ hủy gia sư và tìm gia sư mới. Vì vậy các bạn khi hẹn tới nhà gặp phụ huynh thì cố gắng gặp càng sớm càng tốt.

gia sư gọi phụ huynh thì hẹn gặp ngay trong ngày hôm đó hoặc trễ nhất là 1 ngày sau. Mặc dù đã gọi hẹn lịch với phụ huynh nhưng không đi gặp sớm có thể bị mất lớp do phụ huynh có thể gọi nhiều chỗ và họ thường chọn gia sư nào đến gặp sớm nhất

1.3 Chọn sai Thời điểm gọi điện

Khi gọi điện cho phụ huynh bạn nên tránh khung thời gian sau 20h30, hay giờ nghỉ trưa (12h->13h). Bên trung tâm đã có gia sư bị phụ huynh Hủy Lớp vì gọi điện vào lúc 23h (phụ huynh đánh giá gia sư kỹ năng kém)

1.4 Không gọi điện phụ huynh quá nhiều lần, Gọi liên tục, nhá máy phụ huynh

Khi gọi 1->3 cuộc phụ huynh chưa nghe, bạn để lại tin nhắn qua SMS, khi rảnh phụ huynh liên hệ lại. Tuyệt đối không gọi liên tục từ 5 cuộc liên tiếp trở lên. Trường hợp bạn để lại tin nhắn sau khoảng 1 tiếng mà phụ huynh chưa liên hệ lại, thì bạn có thể chủ động gọi lại phụ huynh thêm 1->2 cuộc nữa.

Đã có gia sư bị phụ huynh hủy lớp vì gọi liên tục gần 15 cuộc điện thoại (bạn đó gọi nhưng ph đi chợ và để máy ở nhà sạc pin, sau đó bạn gọi liên tục gần 15 cuộc, và ph đã hủy lớp). Nếu các bạn gọi nhưng phụ huynh không nghe máy thì có thể phụ huynh đang trong giờ làm việc, đang đi trên đường, đang đi đón con, đang để quên máy ở nhà, hoặc đang bận công việc nên không tiện nghe máy.

1.5 Nhắn tin cho phụ huynh với ngôn từ không phù hợp

Khi nhắn tin cho phụ huynh: gia sư dùng ngôn từ lịch sự, chủ ngữ vị ngữ rõ ràng, Viết hoa tên riêng, viết hoa sau dấu chấm, tránh viết tắt hay dùng từ ko phù hợp, tránh dùng ngôn ngữ teencode, genz, để phụ huynh đánh giá gia sư thiếu tôn trọng phụ huynh, hay ko nghiêm túc trong việc đi dạy.

1.6 Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại Kém

trước khi gọi điện cho phụ huynh bạn phải chuẩn bị trước nội dung cuộc gọi thật kỹ càng, nói chuyện trao đổi với phụ huynh tự tin, trả lời lưu loát, rành mạch, rõ ràng, tránh việc nói lắp, nói vấp, rụt rè, lẩm bẩm trong cổ họng sẽ làm cho phụ huynh nghĩ rằng bạn nhút nhát, thiếu kinh nghiệm đi dạy

2

Buổi gặp đầu tiên, buổi dạy đầu tiên

Buổi gặp và dạy đầu tiên được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng để gia sư gây ấn tượng tốt với phụ huynh và yếu tố tiên quyết để phụ huynh quyết định nhận bạn dạy kèm cho con hay không, vì vậy bạn nên chuẩn bị trước thật tốt, chu đáo về thời gian, tác phong ăn mặc và cách giao tiếp

2.1 Thời gian

  • Gia sư tới gặp phụ huynh đúng như lịch hẹn ban đầu. Do buổi đầu tiên rất quan trọng nên gia sư không được dời qua giờ hoặc ngày khác với bất kỳ lý do nào, vì đa số phụ huynh sẽ hủy lớp ngay nếu bạn thất hẹn buổi đầu.
  • bạn nên đến sớm hơn 10-15 phút theo thời gian đã hẹn với phụ huynh. tránh đến muộn vì sẽ tạo ấn tượng không tốt, nhiều phụ huynh khó tính họ sẽ từ chối bạn ngay sau buổi đầu tiên
  • bạn dùng google map để tính toán số km và khoảng thời gian từ nhà bạn đến nhà phụ huynh, nhưng nên đi sớm hơn khoảng 30 phút để trừ hao việc bị kẹt đường, gặp mưa, hỏng xe, nhà phụ huynh khó tìm, hoặc các sự cố phát sinh khác
  • khi đến gần địa chỉ hẹn mà không tìm thấy nhà (hoặc nhà khó tìm), bạn chủ động liên hệ để phụ huynh hướng dẫn, hoặc ra đón bạn vào nhà

bạn sinh viên hẹn phụ huynh buổi đầu tiên vào lúc 18h, nhưng bạn đã đi trễ 30 phút, phụ huynh có việc bận không thể ở nhà chờ bạn, sau đó phụ huynh đã hủy gia sư. bạn báo lại với trung tâm là em đi trễ có 30 phút có gì đâu mà phụ huynh khó tính vậy (lưu ý khung thời gian phụ huynh eo hẹp hơn các bạn sinh viên, phụ huynh còn công việc, gia đình, con cái.... và việc giữ đúng giờ giúp gia sư thể hiện sự tôn trọng của mình đối với thời gian của phụ huynh). Đa số phụ huynh không muốn làm việc với gia sư có giờ giấc không đảm bảo, thiếu trách nhiệm khi đi dạy.

2.2 Tác phong và trang phục

Khi bạn gặp một người mới, não của họ sẽ hình thành nên ấn tượng đầu tiên về bạn chỉ trong 1/20 giây. Chính vì vậy, ngay buổi đầu tiên, bạn nên ăn mặc lịch sự, làm sao cho mình trở lên chững chạc hơn, thể hiện rõ tác phong nhà giáo làm việc trong môi trường sư phạm. Nhờ vậy, gia đình sẽ tin tưởng bạn hơn qua vẻ ngoài.

  • tránh ăn mặc luộm thuộm, hở hang(sexy,váy ngắn,quần,áo bó sát), phá cách (quần jean rách, hiphop, quần short(quần lửng), áo ba lỗ , quần rộng thùng thình, áo,quần in những hình ảnh không phù hợp, hoặc đồ áo có mùi hôi, hay có mùi cơ thể
  • đầu tóc gọn gàng, không nhuộm xanh nhuộm đỏ hay nhuộm màu nổi
  • móng tay, móng chân cắt gọn gàng, không nhuộm màu......
  • gia sư nam không đeo khuyên tai, gia sư nữ không xỏ khuyên mũi...
  • gia sư nam không hút thuốc lá trong giờ dạy, tránh để miệng hay người ám mùi thuốc lá, rượu bia khi dạy
 

Tác phong và trạng phục phù hợp sẽ gây thiện cảm và ấn tượng tốt với các bậc phụ huynh, Mặt khác phụ huynh luôn chú ý đến tác phong và trang phục của gia sư vì phụ huynh không muốn con của họ học theo những cái xấu, những điều không tốt từ gia sư

có bạn sinh viên chuyên ngành ô tô, hôm đó là buổi học thực hành, nên bạn phải chui xuống gầm ô tô, người có mùi hôi, áo quần đi thực hành nên không được sạch sẽ, bạn ăn mặc như vậy đi gặp phụ huynh, và phụ huynh đã từ chối khéo bạn bằng lời nói: " em hãy về đi có gì chị báo lại sau ", sau đó phụ huynh gọi trung tâm và khiển trách: tại sao lại giao gia sư ăn mặc bẩn, áo quần có mùi, rồi ph hủy bạn gia sư và ngừng hợp tác với trung tâm do trung tâm làm việc không chuyên nghiệp.

2.3 Kỹ năng ăn nói giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả với phụ huynh là một phần quan trọng để buổi gặp thành công. Dưới đây là một số gợi ý để giúp gia sư giao tiếp tốt với phụ huynh

  • Tự tin trong giao tiếp là yếu tố cần thiết thể hiện với phụ huynh để gia đình và học viên đảm bảo được rằng kiến thức bạn đủ chắc chắn để truyền đạt cho con của họ và đồng tiền họ bỏ ra là xứng đáng.
  • Chuẩn bị trước nội dung của cuộc trao đổi, Đây là một trong những kỹ năng cần có để tránh bối rối, lắp bắp, tốn nhiều thời gian để suy nghĩ khi trả lời phụ huynh. Để phụ huynh Không đánh giá bạn thiếu kinh nghiệm
  • Khi được hỏi về danh tính, kinh nghiệm,… hãy trả lời lưu loát, rành mạch, rõ ràng ,tránh việc lẩm bẩm trong cổ họng sẽ làm cho phụ huynh nghĩ rằng bạn nhút nhát, thiếu kinh nghiệm và không thể dạy được học viên.
 

Bên cạnh đó, hãy tự tin về phương pháp giảng dạy và kiến thức của mình, Đừng hỏi các câu hỏi đại loại như:

Bây giờ cháu sẽ phải dạy em từ đâu ạ ?

Bây giờ cháu sẽ dạy tiếp phần cơ bản hay nâng cao ạ ?

Để cháu dạy thử chứ cháu cũng chưa dạy lần nào

Cháu chưa có kinh nghiệm, cháu mới đi dạy lần đầu

 

nếu bạn hỏi những câu hỏi như trên thì phụ huynh đánh giá và Từ Chối bạn:

yếu chuyên môn ( chuyên môn chưa đủ để dạy con họ)

không nắm rõ chương trình giảng dạy

chưa đủ tự tin về trình độ và phương pháp giảng dạy

thiếu kinh nghiệm đi dạy gia sư

2.4 Cẩn thận với lời từ chối khéo của phụ huynh trong buổi gặp đầu tiên

Đa số phụ huynh khi gặp gia sư buổi đầu, khi không đồng ý nhận gia sư vì một nguyên nhân gì đó (ví dụ: có mùi cơ thể, ăn nói nhút nhát chưa có kinh nghiệm dạy kèm....) thường sẽ từ chối khéo (mục đích giữ thể diện cho gia sư) với lý do tế nhị như: "chị sẽ sắp xếp rồi báo lại sau", "e cứ về đi chị hỏi ý kiến người nhà rồi báo lại".... thì bạn phải báo cho trung tâm ngay để kịp thời đổi gia sư mới phù hợp và hỗ trợ hoàn phí cho bạn.

Phụ huynh từ chối khéo, nhưng nhiều bạn gia sư yếu kinh nghiệm nên không nhận ra. Bạn không báo về trung tâm, do đó trung tâm không biết để liên hệ lại phụ huynh và lớp bị gãy (ph tìm gia sư khác), bạn không được hoàn phí.
Nếu bạn báo sự cố thì trung tâm sẽ gọi phụ huynh (lúc này ph sẽ nói rõ lý do không nhận gia sư) và trung tâm kịp thời đổi gia sư mới phù hợp, hỗ trợ hoàn phí cho bạn.


3

Lỗi phát sinh trong quá trình giảng dạy

Quá trình gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh để nhận lớp đã thành công thì các bạn chú ý không chủ quan trong quá trình đi dạy để mắc phải các lỗi đáng tiếc sau đây dẫn tới gãy lớp

3.1 Gia sư đã nhận lớp nhưng không đi dạy ngay

Phụ huynh đã đặt lớp thì cần gia sư đi dạy ngay, gia sư đã đến nhà gặp phụ huynh thì không được dời hay hẹn lịch dạy quá lâu (ví dụ sau 3 ngày hay 4 ngày nữa mới dạy được). Tránh trường hợp phụ huynh chờ lâu nên hủy gia sư để đặt nơi khác

3.2 Gia sư thường xuyên xin nghỉ hoặc đi dạy không đúng giờ

Gia sư hạn chế tối đa việc xin nghỉ hay đổi lịch, phải đến buổi dạy tối thiểu trước 5 phút. Nếu bận việc cá nhân phải xin nghỉ hoặc đến trễ phải liên hệ trước cho phụ huynh, đồng thời sắp xếp lịch dạy bù lại cho bé. Lưu ý phải báo nghỉ trước tối thiểu 10 tiếng, (như tối dạy thì sáng báo hoặc báo từ tối hôm trước hoặc xa hơn) để phụ huynh và bé không phải đợi và không đánh giá gia sư thiếu trách nhiệm trong việc đi dạy, cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp của gia sư.

gia sư thường xuyên xin nghỉ, đổi lịch, đi trễ, về sớm thì phụ huynh sẽ cho nghỉ và tìm gia sư khác, vì việc nghỉ dạy ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, và thể hiện sự thiếu trách nhiệm của gia sư

3.3 Gia sư dạy không đủ thời gian, so đo giờ dạy

gia sư không nên làm việc so đo giờ giấc, đến trễ, về sớm, hay dạy canh giờ vừa hết giờ là đứng dạy về, trong khi bé chưa hoàn thành xong bài tập. Nên ráng lại thêm 5-10 phút để hỗ trợ bé hoàn thành bài tập dở dang.

Ngoài ra có một số gia sư chạy nhiều xô (dạy nhiều lớp), nên tự ý cắt bớt giờ và cho học sinh nghỉ sớm (ví dụ: 1 buổi 120 phút mà gia sư chỉ dạy 110 phút), thì phụ huynh sẽ hủy gia sư và tìm gia sư mới

có trường hợp phụ huynh đã cho gia sư nghỉ sau 1 tháng dạy, bạn gia sư đi dạy nhưng cứ đúng giờ là ra về, mặc dù có hôm học sinh đang làm dở bài tập. Thay vì hành xử như vậy bạn có thể dành vài phút để hướng dẫn học sinh hoàn thành bài tập, bạn sẽ ghi điểm trong mắt phụ huynh, và có lợi trong việc tăng lương sau này. Việc không so đo thời gian cho thấy gia sư có tinh thần trách nhiệm cao và thực sự quan tâm đến sự tiến bộ của học sinh. Điều này không chỉ giúp học sinh cảm thấy được quan tâm mà còn nâng cao uy tín và danh tiếng của gia sư

3.4 Gia sư tự ý đổi lịch dạy

lịch học đã được phụ huynh và trung tâm thống nhất, đồng thời cũng thông báo cho gia sư trước khi nhận lớp, vì vậy gia sư không được tự ý thay đổi lịch dạy, Việc tự ý đổi lịch dạy có thể gây xáo trộn, phiền phức và bất tiện cho học sinh và phụ huynh. Nhiều trường hợp phụ huynh đã hủy gia sư, vì gia sư tự ý thay đổi lịch dạy so với yêu cầu ban đầu của phụ huynh.

3.5 Gia sư xuống gặp phụ huynh và tự ý deal lương

Khi gia sư nhận lớp thì là đã đồng ý mức lương trung tâm đăng, tránh trường hợp nhận lớp rồi nhưng xuống gặp phụ huynh và tự ý deal lương, làm phụ huynh nghĩ trung tâm cử gia sư không đúng yêu cầu rồi hủy và tìm gia sư khác.

3.6 Gia sư xin ứng lương trước

Gia sư không nên xin phụ huynh ứng lương trước, vì lớp mới dạy dược vài tháng, phụ huynh cũng chưa đủ tin tưởng với gia sư, có trường hợp gia sư ứng lương rồi nghỉ dạy luôn. Gia sư thường xuyên xin phụ huynh trả trước lương cũng gây ra sự khó chịu từ phụ huynh

3.7 Gia sư tự ý thay đổi cách tính lương

Hầu hết các lớp gia sư là tính lương theo tháng vì vậy gia sư dạy đủ tháng mới nhận lương từ phụ huynh (ví dụ dạy từ ngày 1th4 thì đến ngày 1th5 mới đủ tháng nhận lương). Gia sư không tự ý tính lương theo buổi

3.8 Gia sư làm việc riêng trong giờ dạy

Gia sư đi dạy cần nghiêm túc, không sử dụng điện thoại hay làm việc riêng trong giờ học của bé. Không mang bánh mì, cơm, xôi, trà sữa... vào ăn uống trong giờ dạy hay đưa bài tập, công việc riêng của gia sư ra làm khi bé đang học. Làm việc riêng trong buổi dạy kèm là không tôn trọng thời gian và tiền bạc mà học sinh và phụ huynh đã đầu tư. Ngoài ra có thể tạo ấn tượng xấu về sự thiếu chuyên nghiệp, làm mất uy tín của gia sư. Đã rất nhiều phụ huynh hủy gia sư vì lý do này

3.9 Gia sư đi dạy không soạn bài, chuẩn bị bài trước

trường hợp gia sư đi dạy không soạn bài hay chuẩn bị bài trước nên dạy sai kiến thức, phải mở sách vở ra để tìm lại, hoặc phải dùng google để tra, thì phụ huynh đánh giá gia sư không đủ kiến thức dạy con họ nên phụ huynh cho nghỉ

 

vì vậy cần soạn và chuẩn bị bài trước buổi học để chủ động trong việc giảng dạy và tránh gặp phải các vấn đề sau

+ Học sinh hỏi bài mới, hay kiến thức cũ -> gia sư ko chuẩn bị -> lên google tìm -> phụ huynh cho nghỉ.

+ Học sinh hỏi bài -> gia sư trả lời lắp bắp, ấp a ấp úng, ko chắc kiến thức mình trao đổi với học sinh có đúng không -> phụ huynh ko nhận. (Cần có tinh thần chuẩn bị bài + trả lời học sinh tự tin thì học sinh mới phục, phụ huynh mới an tâm).

 

gia sư tránh trường hợp đi dạy tay không, không mang bất cứ 1 cuốn sách, vở, hay tài liệu.

Tình trạng này gặp nhiều ở giáo viên, biết là kiến thức nằm ở trong đầu nhưng việc chuẩn bị tài liệu, soạn giáo án (hay lộ trình) + bộ đề giúp gia sư tự tin và chủ động được trong quá trình giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn. Mặt khác việc chuẩn bị bài trước buổi học giúp gia sư tùy chỉnh nội dung và phương pháp dạy phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng học sinh. Thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp trong công việc giảng dạy của giáo viên

3.10 Gia sư không có phương tiện đi dạy

gia sư đi dạy không chủ động được phương tiện (đi bằng xe bus, hay nhờ người thân chở đi) thì đa phần phụ huynh sẽ không nhận, bời vì gia sư đi dạy bằng xe bus hay nhờ người thân chở đi thường không dạy được lâu dài (dạy 1 -2 tháng là xin phụ huynh nghỉ, làm ph mất thời gian tìm gia sư mới) , giờ giấc không đảm bảo (đi trễ, thường xuyên đổi lịch, hay nghỉ), làm gián đoạn, ảnh hưởng việc học của học sinh

3.11 Gia sư đi dạy đi cùng người thân

Gia sư (đặc biệt là các bạn sinh viên) cần tránh dắt theo người yêu, bố mẹ, bạn bè, người thân đi cùng khi đi dạy hay gặp phụ huynh. Buổi đầu tiên đến nhà phụ huynh, nếu không an tâm bạn có thể đi cùng người thân, nhưng bạn nên để người thân ờ gần chỗ nhà phụ huynh (tránh đứng trước cửa nhà) rồi bạn tự đi bộ hay chạy xe vào

Đã có trường hợp gia sư đi dạy nhờ người thân chở đi, rồi trong lúc bạn dạy học thì người thân ngồi trong nhà hoặc cứ đứng trước cửa nhà phụ huynh, làm phụ huynh thấy phiền, và đánh giá gia sư không tự lập, nên phụ huynh hủy lớp, tìm người khác

3.12 Gia sư che dấu tình hình học tập của bé với phụ huynh

Gia sư không được che dấu tình trạng học tập của học sinh (bé không chịu học, hay bấm điện thoại, thi điểm thấp....) mà cần chia sẻ với phụ huynh về tình trạng học của bé hằng tuần. Để phụ huynh nắm rõ, góp ý cho bé, và cùng phối hợp với gia sư đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời giúp việc học đạt hiệu quả cao. Đồng thời, đây cũng là biểu hiện của trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp mà một gia sư cần có.

3.13 Kỹ năng giao tiếp với phụ huynh Kém

nhiều gia sư, đặc biệt là các bạn sinh viên, các bạn đi dạy kèm lần đầu, yếu kinh nghiệm giao tiếp, trong một số trường hợp khi trao đổi với phụ huynh về điểm yếu của học sinh mà không biết nói giảm, nói tránh, làm phụ huynh khó chịu, phản ứng tiêu cực để rồi gãy lớp

có bạn gia sư, sau khi dạy học sinh được một vài buổi, đã trao đổi với phụ huynh như sau: " bé học ngu quá, bé rất dốt không biết gì cả ". Thay vì nói như vậy bạn có thể dùng từ ngữ nói giảm, nói tránh như sau "bé học yếu, mất căn bản, nên cần thời gian để lấy lại căn bản và dạy bé tiến bộ"

3.14 Gia sư la mắng, quát tháo, đập bàn, đánh đập học sinh khi dạy

Gia sư nên tránh la mắng và quát tháo học sinh khi dạy kèm. Thay vào đó, gia sư nên sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực như động viên, khuyến khích, khen ngợi và hướng dẫn, giải thích cho học sinh một cách kiên nhẫn và tích cực để đạt được kết quả tốt nhất.

 

Mặt khác la mắng, quát tháo khiến học sinh chống đối, thiếu hợp tác làm cho việc dạy kèm trở nên khó khăn và kém hiệu quả, tạo ra sự sợ hãi, lo lắng, và áp lực, làm giảm khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. La mắng, quát tháo, đánh đập, có thể gây tổn thương về thể chất, tinh thần học sinh và gia sư có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý.

3.15 Phương pháp giảng dạy rập khuôn, không linh động

nhiều gia sư có phương pháp giảng dạy rập khuôn, không tùy biến với từng trình độ học sinh

  • Lấy phương pháp dạy cho học sinh giỏi áp dụng cho học sinh mất căn bản làm bé thấy khó quá không theo kịp, -> bé nói thầy/cô dạy không hiểu -> phụ huynh cho nghỉ
  • Dùng phương pháp dạy học sinh yếu, kém, mất căn bản áp dụng cho học sinh khá giỏi, làm học sinh thấy nhàm chán, và đánh giá trình độ của giáo viên không cao -> bé nói trình độ, kiến thức của thầy/cô không giỏi -> phụ huynh cho nghỉ tìm người khác giỏi hơn

gia sư thường xuyên thay đổi phương pháp dạy kèm và linh động với từng trình độ học sinh giúp tối ưu hóa quá trình học tập. Mỗi học sinh có cách tiếp thu kiến thức riêng, nên thay đổi phương pháp giúp gia sư tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhất, tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập. Sự linh động này đảm bảo học sinh không bị quá tải hoặc nhàm chán, từ đó cải thiện kết quả học tập và tạo môi trường học tập tích cực

4

Lỗi không báo sự cố, Báo sự cố trễ

Trong quá trình gọi điện, đi gặp phụ huynh, hay quá trình giảng dạy của tháng đầu tiên (trung tâm bảo hành lớp 1 tháng), nếu có bất kỳ sự cố, trở ngại nào, bạn phải Báo Ngay về website để trung tâm kịp thời xử lý. Một số gia sư chủ quan không báo, hoặc báo trễ, nếu gãy lớp trung tâm không chịu trách nhiệm.

GIA SƯ ĐẤT VIỆT TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN

Xem chi tiết